Chia sẻ

Tre Làng

LÁ BÀI KHỔNG TỬ TRONG CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC


Các Viện Khổng tử là một phần của những gì được cho là một sự hiện diện mới, cởi mở của Trung Quốc ở nước ngoài - được thiết kế một phần để chống lại những gì Bắc Kinh tuyên bố là sự phê phán bất công từ báo chí quốc tế.


Trong khi không có thăm dò thường xuyên về thiện cảm chung đối với Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhiều người, bao gồm cả những người tham gia các chương trình văn hóa Trung Quốc, có cái nhìn tích cực. Nou Maneth Athan, một người dẫn bản tin thời sự buổi sáng của Đài Truyền hình Campuchia, đã tới Trung Quốc năm 2011 như một phần của chương trình đào tạo báo chí. Trước hành trình đó, Nou không hề nghĩ nhiều về Trung Quốc nhưng cô đã rất ấn tượng bởi các thành phố và sự giàu có của đất nước này. "Sẽ tốt cho Campuchia khi có một nước phát triển như Trung Quốc ở bên cạnh", cô quả quyết.

Những không phải ai cũng có chung suy nghĩ như vậy. Hơn 400.000 người Campuchia đã phải rời khỏi mảnh đất của họ kể từ năm 2003, nhiều vụ có liên quan đến đầu tư của Trung Quốc. Trong một trong những trường hợp đình đám nhất, một công ty Trung Quốc đã hợp tác với một hãng của Campuchia tái phát triển Hồ Boeung Kak ở trung tâm Phnom Penh, di dời 4.000 dân nghèo thành thị. Hồi tháng 3, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Campuchia, một số người mất đất định phát thư phản đối tại đại sứ quán Trung Quốc nhưng đã bị an ninh đuổi đi. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tương tự cũng xảy ra ở các nước láng giềng như Myanmar.

Ou Virak, một nhà hoạt động nổi tiếng ở Campuchia, nói rằng những trường hợp đó đã dẫn tới nhận thức ngày càng tăng của người dân đối với vai trò của Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, chính phủ Campuchia và báo chí đã vẽ ra một hình ảnh tươi sáng về mối quan hệ giữa hai nước. Kết quả là "vẫn có rất nhiều thiện chí đối với Trung Quốc", ông nói.

Nhưng chừng nào các vụ vi phạm còn xảy ra, thì sẽ còn có thêm nhiều người Campuchia bắt đầu đặt câu hỏi về mối quan hệ đó, một điều mà không một ý nghĩa ngoại giao văn hóa nào có thể chống lại được. "Khi nói về nhân quyền, những chương trình đó không hoạt động. Trung Quốc không có lời biện hộ nào. Nhân quyền không phải là một nguyên tắc mà họ bảo vệ ở đất nước của chính họ, vậy nên rất khó mà họ bảo vệ ở đây", ông nhấn mạnh.

Một số sai lầm văn hóa mới đây cũng không giúp ích cho hình ảnh của Trung Quốc ở Campuchia. Tháng trước, khi cựu Quốc vương Sihanouk qua đời, một giám sát viên của một nhà máy giày dép ở Phnom Penh đã hủy bỏ hai tấm ảnh của cố Quốc vương khi cô ta phát hiện ra công nhân sùng kính chúng. Hành động này đã được loan tải rộng rãi và dẫn tới các cuộc biểu tình. Nữ giám sát viên đó buộc phải nhận lỗi trước một bức ảnh của vị vua đã khuất rồi bị phạt và bị trục xuất.

Những vụ việc như thế đang kéo căng mối quan hệ dài và phức tạp của nước này với văn hóa Trung Quốc. Cũng giống như hầu hết các nước Đông Nam Á khác, Campuchia tiếp nhận nhiều thế hệ người nhập cư Trung Quốc trong các thế kỷ, trong quá trình đồng hóa họ và hấp thu nền văn hóa của họ. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng các định kiến về Hoa kiều vẫn tồn tại trong khu vực...

Thật khó để biết liệu Trung Quốc có vượt qua được những vấn đề về hình ảnh đó không. Một mặt, có một khát vọng rất rõ ràng trong người dân ở Đông Nam Á muốn nắm bắt sự phát triển của Trung Quốc và hưởng lợi, điều đòi hỏi họ phải hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Nhưng sự cảnh giác trước các ý định của Trung Quốc dường như cũng đang tăng cao. Các Viện Khổng tử, tiên phong của chiến lược ngoại giao công chúng của Trung Quốc, đã được xây dựng để chống lại những nghi ngờ đó.

Tuy nhiên, ở một vài góc cạnh, các Viện Khổng tử lại càng làm dấy lên nghi ngờ. Michel Juneau-Katsuy, một quan chức tình báo Canada về hưu, cảnh báo rằng các viện như vậy có thể là mặt trận do thám, cả trong một cuốn sách có tựa đề Nest of Spies mà ông là đồng tác giả và trong một cuộc phỏng vấn trên báo National Post của Canada.

Các bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ mà WikiLeaks thu thập được và công bố không chia sẻ những quan ngại đó, mô tả các viện này đơn thuần chỉ là công cụ của quyền lực mềm. Bộ này đã hủy visa đối với 51 giáo viên Trung Quốc tại Viện Khổng tử Mỹ hồi đầu năm nay, viện dẫn các lý do kỹ thuật - một quyết định mà sau đó họ đã đảo ngược.

Và khi Ủy ban Các vấn đề đối ngoại của Hạ viện Mỹ tổ chức một phiên điều trần hồi tháng 3 về mối đe dọa của các viện này trên đất Mỹ, một số nhân chứng đã viện lý lẽ về do thám và tuyên truyền. Tuy nhiên, những cáo buộc đó vẫn chưa được chứng minh, và các bức điện tín, thay vào đó, tập trung vào thâm hụt ngân sách và tệ quan liêu, các vấn đề cản trở tính hiệu quả của các viện đó.

Chea Munyrith, Giám đốc Viện Khổng tử Campuchia, bác bỏ những lo ngại kể trên. "Chính phủ Campuchia ủng hộ chính sách một Trung Quốc", ông nói. "Nhưng chúng tôi không quan tâm về ngoại giao hay chính trị. Chúng tôi ở đây để dạy ngôn ngữ và văn hóa".

Các Viện Khổng tử là một phần của những gì được cho là một sự hiện diện mới, cởi mở của Trung Quốc ở nước ngoài - được thiết kế một phần để chống lại những gì Bắc Kinh tuyên bố là sự phê phán bất công từ báo chí quốc tế.

Trong khi Trung Quốc đạt được tiến bộ lớn trong nỗ lực tranh thủ tình cảm của Đông Nam Á, nước này rõ ràng còn rất nhiều việc cần phải làm.
SẦM HOA (TUẦN VIỆT NAM) / FP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog