Chia sẻ

Tre Làng

QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ CHUYỆN TRÈO TƯỜNG KHOÉT NGẠCH

LâmTrực@

Mấy ngày nay, việc truy cập các trang mạng để cập nhật thông tin quá khó khăn. Hôm nay, từ sáng đến giờ, hì hục trèo tường khoét ngạch vã mồ hôi cũng không thể truy cập được vào trang mình yêu thích, nhất là các trang blogspot. Một hàng rào vô hình nhưng hữu hiệu (ít nhất là với tôi - Một kẻ mù mờ tin học) đã được dựng lên.

Bất lực trước thực tại, mình chợt nghĩ đến cái gọi là tự do ngôn luận. Cũng chẳng biết hiện thực đó có phải là tự do ngôn luận không hay ai đó đang bảo vệ cho mình cái quyền tự do ngôn luận!?

Trên Wikipedia: Tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế. Thuật ngữ đồng nghĩa là tự do biểu đạt (freedom of expression) đôi khi còn được dùng để nói đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào. Trong thực tiễn, không có quốc gia nào có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối, quyền này thường bị hạn chế, chẳng hạn như sự hạn chế đối với các phát ngôn có tính chất thù ghét ("hate speech").

Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và được thừa nhận trong Luật nhân quyền quốc tế tại Điều 19  Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR). Công ước ICCPR thừa nhận quyền tự do ngôn luận là "quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận". Tự do ngôn luận, hay tự do biểu đạt, còn được thừa nhận trong Luật nhân quyền của một số khu vực. Quyền này được khẳng định tại Điều 10 Hiệp ước Châu Âu về Nhân quyền (European Convention on Human Rights), Khoản 13 Công ước Mỹ về Nhân quyền (American Convention on Human Rights), Điều 9 của Hiệp ước châu Phi về quyền con người (African Charter on Human and Peoples' Rights), và Tu chính thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ (First Amendment to the United States Constitution).

Người ta đã tìm thấy tự do ngôn luận trong các tài liệu cổ về nhân quyền, chẳng hạn như bản "Đại Hiến chương" (Magna Carta, 1215) của Vương quốc Anh thời vua John và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789), một tài liệu quan trọng của phong trào Cách mạng Pháp. Sau khi lên nối ngôi vào năm 1740, vu Friedrich II Đại đế cũng ban Thánh Chỉ cho phép nhân dân có quyền tự do ngôn luận, dù vẫn có hạn chế, song báo chí được xuất bản và thậm chí người dân còn có thể châm biến nhà vua. Dựa trên lập luận của John Stuaet Mill, khái niệm tự do ngôn luận hiện đại được hiểu là một quyền đa diện bao gồm không chỉ quyền được biểu đạt hay phát tán thông tin và tư tưởng, mà còn bao gồm 3 khía cạnh sau:

- Quyền tìm kiếm thông tin và tư tưởng;
- Quyền tiếp nhận thông tin và tư tưởng;
- Quyền chia sẻ thông tin và tư tưởng.

Một số chuẩn quốc tế, khu vực, và quốc gia cũng thừa nhận rằng quyền tự do ngôn luận áp dụng cho mọi phương tiện truyền thông, dù bằng cách nói, viết, tài liệu in ấn, qua  Internet hay qua các hình thức nghệ thuật. Điều này có nghĩa rằng việc bảo vệ tự do ngôn luận như là một quyền không chỉ nói đến nội dung mà còn nói đến phương tiện biểu đạt.

Tự do ngôn luận có quan hệ gần gũi nhưng không giống với tự do thông tin và một số quyền khác. Tự do ngôn luận có thể bị hạn chế khi xung đột với các quyền hay giá trị khác. Các hạn chế đối với tự do ngôn luận có thể theo "nguyên tắc gây hại" (harm principle) hoặc "nguyên tắc xúc phạm" (offense principle), ví dụ trong trường hợp khiêu dâm hoặc các nội dung thù ghét (nhằm hạ thấp một cá nhân hay nhóm người vì chủng tộc, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, tật nguyền, khả năng ngôn ngữ, hệ tư tưởng, địa vị xã hội, khả năng tư duy hay bất cứ dị biệt nào...). Các hạn chế đối với tự do ngôn luận có thể được thực thi bằng luật pháp hoặc/và sự lên án của xã hội.

Đấy, dài dòng thế cốt chỉ hiểu Tự do ngôn luận là gì.

Tại Việt Nam, Quyền tự do ngôn luận, là quyền con người không thể bị tước đoạt. Bởi vậy nó được bảo vệ không chỉ ở cấp độ đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia là Hiến pháp mà còn được bảo vệ ở Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị do Liên Hiệp Quốc ban hành.


Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí…

Điều 4 luật Báo chí cụ thể hóa quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận như sau :

1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;

2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;

3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;

4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.


Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.

Như vậy, Hiến pháp và Luật không chỉ ở Việt Nam đã quy định quyền tự do ngôn luận của công dân.

Trong khía cạnh quyền được tiếp cận nguồn thông tin trên Internet, vào những thời điểm nhất định (như hôm nay) có thể phải xem xét lại một cách nghiêm túc. 

Loại trừ những trường hợp Nhà nước có thể và có quyền chính đáng ngăn chặn những nguy cơ lợi dụng tự do ngôn luận của công dân (Như một quyền của con người) để lật đổ chế độ hoặc truyền bá tư tưởng không lành mạnh theo "nguyên tắc gây hại hoặc xúc phạm". Song nếu vì nỗ lực ngăn chặn những hoạt động có tính chống đối đó mà ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận của số người có thái độ nghiêm túc trong xây dựng đất nước là điều không nên làm và đáng lên án.

Ông Đàm Thanh Sơn, một Giáo sư khoa học Vật lí nổi tiếng thế giới có gửi ý kiến góp ý bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp tới trang web Dự thảo online của Quốc hội. Ông có ý kiến ở hai điều của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp: điều 42 giữ nguyên quy định về "Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí" và điều 70 về "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước", bỏ quan điểm "tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam". Điểm đáng nói là trang Web Dự thảo online của Quốc hội đã bỏ ý kiến thứ 2 của Giáo sư Đàm Thanh Sơn về điều 70, và chỉ đăng ý kiến thứ 2 về điều 42. Giáo sư Đàm Thanh Sơn đã gửi thư nhiều lần tới người quản trị của trang mạng Dự thảo online hỏi về phần ý kiến góp ý của ông bị cắt bỏ nhưng cho đến nay ông vẫn chưa nhận được thư trả lời. Liệu rằng, cách hành xử của người Quản trị trang mạng đó có xâm hại quyền tự do ngôn luận của công dân không?

Trở lại chuyện bị chặn những trang blog. Cá nhân tôi không ủng hộ những ai sử dụng Blog như một công cụ để lật đổ thể chế chính trị này. Tôi cũng phản đối những ai lợi dụng quyền tự do ngôn luận để gây hại cho đất nước hay xúc phạm ai đó. Chuyện Nhà nước sử dụng công cụ để ngăn chặn nó như một nguy cơ lật đổ chế độ là điều dễ hiểu và không cần bàn vì bất cứ quốc gia nào cũng làm như vậy. Vấn đề đặt ra là chặn những bog nào, của ai. Đối với các Giáo sư có tâm huyết, chân thành cống hiến cho đất nước, theo tôi rất không nên chặn. Hãy để họ nói lên ý kiến của mình, qua đó chúng ta sẽ tiến bộ và hơn nữa nó là biểu hiện của một xã hội dân chủ và văn minh.

Mấy hôm rồi, nếu không vượt tường lửa hay dùng các thủ thuật để vượt tường lửa, các blog của các giáo sư Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn, Hà Huy Khoái ... không thể truy cập được, ít nhất bằng thuê bao của VNPT. Một độc giả đã viết cho GS Đàm Thanh Sơn rằng: "Xin lỗi giáo sư vì post không đúng chỗ. Nhưng ở VN blog blogspot, wordpress và nhiều dạng blog khác bị chặn hết rồi,…không vào được ạ. Em phải khó khăn lắm mới trèo tường vào được đây. Có lẽ giáo sư nên tính chuyện lập site riêng đi thôi." Đó là tiếng kêu của một con người, và rằng quyền tự do ngôn luận của cá nhân họ cũng như của các GS khả kính kia đang bị bóp nghẹt. Phản ứng tiêu cực đối với chính quyền trong trường hợp này không phải là khó hiểu.

Chặn blog có tính "độc hại", công bằng mà nói, ít nhiều làm cho những kẻ muốn gây hại cho chính quyền không thực hiện được mục đích của mình. Nhưng chặn blog không phải lúc nào cũng đem lại thành công. Sẽ có những hiệu ứng tiêu cực: "Tiếng nói, ý kiến đóng góp của những thành phần ưu tú cũng bị chặn bởi họ bị vạ lây" và chính quyền bị mang tiếng bịt miệng người dân và vi phạm quyền hiến định của công dân đã được quy định tại điều 69 trong Hiến pháp, và điều 4 Luật Báo chí.


Còn nhớ, một ông nào đó nói "Hà Nội khuyến khích công dân tham gia phản biện xã hội, và phản biện ngay trên mạng". Nhưng với cách chặn này, thì tôi cam đoan ngay cả các "dư luận viên chuyên nghiệp" cũng bó tay chấm com vì không thể tiếp cận được nguồn tài liệu khi không truy cập được các trang mạng của đối thủ. 


Suy cho cùng, chặn blog bằng tường lửa cũng vẫn không thể cấm cản được người truy cập. Người đọc sẽ học cách thích nghi bằng cách trèo tường, khoét ngạch và lấy lại cái quyền của mình.


Vậy là lợi bất cấp hại và nó liên hệ trực tiếp tới quyền Tự do ngôn luận của công dân.


Hy vọng, ngay mai không phải lén lút trèo tường khoét ngạch đọc Blog!



Ninh Bình, ngày 7 tháng 2 năm 2013

2 nhận xét:

  1. Thưa bác Lâm Trực!
    Bác hãy kiểm tra lại máy cùng đường mạng của bác xem có lỗi kỹ thuật nào không? Chứ đã lâu lắm rồi, nhà em vô các blog đều không phải leo rào, kể cả blogspot, cả wordpress. Ngay cả những trang như Ba sàm, quan làm báo, vu làm báo.... cũng vô tư.
    Mấy trang mà bác nói trên kia, nhà em cũng không cần leo rào:

    1- Ngô Bảo Châu:
    http://ngobaochau.wordpress.com/
    Thích Học Toán
    Cùng viết Hiến pháp

    with 50 comments

    Giới thiệu một trang mạng mới.
    *****
    Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt nam 1992 đã gây nên sự chú ý rộng rãi trong người dân. Trang Cùng viết Hiến pháp này ra đời nhằm tạo thêm một không gian đối thoại cho tất cả những người quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp, để họ có thể cùng thảo luận về chủ đề này một cách nghiêm túc và dân chủ.

    2- Dam Thanh Son's Blog:
    http://damtson.wordpress.com/
    9,99 bỏ làm 10
    Posted on February 7, 2013 | 2 Comments

    Câu đố hôm nay: cho những phép gần đúng sau

    2400 ≈ 2401
    3024 ≈ 3025
    4374 ≈ 4375
    5625 ≈ 5632

    Tìm giá trị gần đúng của log102, log103, log105, log107 và log1011.

    3-
    Vuhavan's Blog
    Just another WordPress.com weblog
    http://vuhavan.wordpress.com/
    The Universality Phenomenon

    In the last 8 years or so, I spent lots of time looking at something called “The Universality Phenomenon” from probability and mathematical physics. Typically, one looks at a lage system consisting of many independent particles (or variables). It has been observed that the outcome of the system, in most cases, do not depend too much on the fine details of the behavior of individual particles.

    The most famous “universality” theorem is the Central Limit Theorem. In its normalized form, it says that if \xi_1, \dots, \xi_n are iid random variables with mean 0 and variance 1, then

    S_n:= \frac{\xi_1 +\dots +\xi_n}{\sqrt n} \rightarrow N(0,1), the normal distribution. Notice that this statement does not take into account any other distributional information of the \xi_i (such as third moment, the median, tail decay, etc); thus the theorem holds for the big class all random variables with mean 0 and variance 1, raging from a very continuous one such as gaussian, to a very discrete one such as Bernoulli (\pm 1 variable).

    4- Hà Huy Khoái
    http://hahuykhoai.wordpress.com/
    Cạn vốn

    with one comment

    (Bài này đã đăng trên Tia Sáng, số Tết Quý Tỵ, 2013)



    Năm cũ đi qua, năm mới vừa đến, cái từ được nghe nhiều nhất, nghe khắp mọi nơi là vốn. Hình như ai cũng thiếu vốn. Vậy nên lẽ ra mừng xuân thì phải có cài chủ đề gì vui vui, đằng này Tia Sáng lại cũng đưa ra chủ đề “vốn”. Mà mình cũng đã cạn vốn. Không phải chỉ cạn tiền, mà như cạn nhiệt tình, nên không biết viết gì nữa.

    Lật ngẫu nhiên một trang Sông của Nguyễn Ngọc Tư, bắt gặp ngay câu: “Đất nước này vốn dựa vào thần thánh, vào anh hùng mà sống, rồi bỗng dưng hai thứ đó vắng teo“.

    Sao lại bỗng dưng? Có cái gì lại bỗng dưng mà vắng teo đâu.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh07:40 8/2/13

    Vâng, cảm ơn Cô Tiên, tôi sẽ kiểm tra lại.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog