Chia sẻ

Tre Làng

NHẬT PHÓNG TÀU MANG VỆ TINH VIỆT NAM LÊN KHÔNG GIAN

Sáng nay 4.8, Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) đã phóng tàu vũ trụ vận tải thứ tư của mình là HTV4 mang theo 3,6 tấn hàng hóa đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), trong đó có một vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam.

Tàu HTV4 rời bệ phóng tại Tanegashima. Ảnh: Reuters/NASA
Theo thông tin từ website JAXA, tên lửa đẩy H-IIB mang theo HTV4 (còn có tên KOUNOTORI4) rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima vào lúc 4 giờ 48 phút sáng 4.8 (giờ Nhật).

Sau khi bay vào không gian được 14 phút 59 giây, tàu HTV4 đã được xác nhận tách thành công khỏi tên lửa đẩy để thẳng hướng đến ISS. Dự kiến HTV4 đến kết nối với ISS vào ngày 9.8 tới.

Được biết, vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam được Nhật Bản hỗ trợ đưa lên ISS có tên Pico Dragon (Rồng nhỏ).

Theo Trung tâm vệ tinh quốc gia (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Pico Dragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, nặng khoảng 1 kg do đội ngũ kỹ sư trẻ của VNSC thực hiện, sẽ được giữ tại ISS trong khoảng 2 - 3 tháng trước khi được đưa ra ngoài không gian.

Đại diện VNSC cũng cho biết sau khi được đưa ra không gian, nhóm nghiên cứu sẽ bắt đầu thử nghiệm việc thu phát tín hiệu của Pico Dragon, chụp và gửi hình ảnh về trái đất, đo nhiệt độ, điệp áp mặt trời và các tham số khách của vệ tinh trong quá trình hoạt động... Thời gian hoạt động của vệ tinh này dự kiến kéo dài từ 1 - 3 tháng.

Ngoài ra, trong hàng hóa mang lên ISS của tàu HTV4 còn có một robot biết nói Kirobo (cao 34 cm), được JAXA gửi lại trạm để làm bạn đồng hành với phi hành gia Nhật Bản là Kochi Wakata sẽ bắt đầu nhiệm vụ trên ISS vào tháng 11 tới, theo BBC.

Hiện trên ISS có sáu phi hành gia đang làm việc thuộc Đoàn bay quốc tế thứ 36, gồm chỉ huy trưởng Pavel Vinogradov và các phi hành gia Fyodor Yurchikhin, Alexander Misurkin (cùng thuộc Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga - Roscosmos), Karen Nyberg, Chris Cassidy (cùng thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ - NASA), Luca Parmitano (người Ý, thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu - ESA).

THEO THANH NIÊN

14 nhận xét:

  1. Sáng nay, tự dưng lão DG có thơ:

    Chả biết bây giờ em đã về chưa?
    Có qua chợ làm đôi ba xu mực?

    Có biết một thằng đang mổ cò ký ức
    Chờ mãi, trời vẫn đéo mưa…

    Trả lờiXóa
  2. mịa giỏi thật thằng FPT nó làm được cái vệ tinh kích thước nhỏ hơn nắm tay phóng ra ngoài không gian thì phải nể thật, việt nam mình cũng giỏi đấy chứ đâu phải bỡn, hi vọng trong tương lai việt nam có nhiều sản phẩm công nghệ tinhvi như thế này nữa....

    Trả lờiXóa
  3. Bá đạo thật đấy, kỹ sư viêt nam thật là tài tình, phóng vệ tinh nhỏ thế mà nó hoạt động liên tục từ 1-3 tháng thì đúng thật là đáng nể phục con người việt nam, hi vọng trong tương lai việt nam có thể sản xuất cả tên lửa để phóng vệ tinh nữa thì hay biết mây.

    Trả lờiXóa
  4. Hay đáy với vệ tinh nhỏ như thế này, một khi việt nam phóng vô số lên, lúc đó có chiến tranh sảy ra cũng chả nước nào sử dụng tên lửa để đánh được vệ tinh của việt nam cả, bởi nó nhỏ quá, có đánh vô mắt, mà đánh thì thôi có cái khác ngay, không quá tốn kém, đúng là một ý tưởng tốt, cần tiếp tục phát huy.

    Trả lờiXóa
  5. Bác táo quân chỉ nói gàn thôi, chiến tranh sao có thể sảy ra được chứ, nhưng nói môt cách nghiêm túc của những người thanh niên nghiêm túc thì tôi đồng tình với cái ý tưởng, và việc chế tạo vệ tinh của FPT, người việt nam cũng có thể tạo ra những sản phẩm đầy tính trí tuệ được chứ đâu phải đi mua của nước ngoài chứ.

    Trả lờiXóa
  6. Ngày trước mình có cái vệ tinh Vinasart hay cái gì ấy nhỉ, hồi đó còn nhỏ chẳng quan tâm gì, đến bây giờ mới thấy cái này, người Việt Nam mình cũng giỏi phết chứ đùa đâu . Hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều thành công hơn thế này nữa, :)

    Trả lờiXóa
  7. Thiết nghĩ việt nam và nhật cần hợp tác thêm cả trên lĩnh vực quốc phòng nữa bởi lẽ Nhật bản là một nước hàng đầu về công nghệ, chính vì thế hợp tác với nhật chỉ cơ lợi mà không có hại, Còn việc phong vệ tinh nhỏ xíu nầy cũng là một điều đáng tự hào đối với việt nam . Nhưng không phải vì thế mà tự kiêu được, mình cũng chưa là gì cả đâu.

    Trả lờiXóa
  8. phải thấy rằng Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển các nhóm công nghệ mới như nguyên tử, viễn thông đặc biệt là đang hướng tới tự sản xuất vệ tinh không phải phụ thuộc vào nước ngoài.
    là một nước đi sau các mạng công nghệ thì Việt Nam lên tích cực học hỏi từ các nước trên thế giới có thể sở hữu công nghệ cho mình không phụ thuộc vào các nước trên thế giới. đó là hướng phát triển lâu dài bền vững

    Trả lờiXóa
  9. Càng ngày càng giỏi chứ, trước đây đâu có ai dám nghỉ chúng ta sẽ có cái gì đó ngoài không gian như bây giờ, đúng là khoa học công nghệ phát triển mà. Được thế này thì tốt quá rồi, có quyền tự hào với khả năng của chúng ta rồi.

    Trả lờiXóa
  10. Đây có thể là một bước hợp tác phát triển mới của chúng ta trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, chúng ta có quyền hy vọng rằng với những bước khỏi đầu như thế này thì chỉ trong tương lai không xã nữa ngành khoa học này của chúng ta sẽ có một vị thế mới trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh17:10 4/8/13

    Trả tiền thuê nó thì nó mang lên thôi. Bạn muốn mang bất cứ thứ gì lên chẳng được , vấn đề là tốn kém bao nhiêu ? có đủ tiển trả hay không . Có tiền thì bạn muốn đem con khỉ lên là có khối công ty vui vẻ chiều lòng khách ngay .

    Trả lờiXóa
  12. Liên tiếp là những bước tiến trong công nghệ của của Việt Nam, thể hiện từng bước làm chủ công nghệ của chúng ta, bắt kịp sự phát triển của thời đại. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn nắm bắt được công nghệ một cách tuyệt đối, vì thực chết chúng ta đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của nước bạn. từng bước nắm bắt và chuyển giao công nghệ, đó mới là vấn đề cốt lõi của vấn đề, chúng ta nên thực hiện nhiều hơn các sự kiện như vậy.

    Trả lờiXóa
  13. Càng ngày, các công trình mang tính công nghệ cao của chúng ta được ra đời. ĐÓ là lời khẳng định đanh thép rằng, chúng ta là nước nhỏ bé, không giàu có, nhưng chúng ta đủ tầm và đủ sức làm chủ những công nghệ hiện đại nhất. phục vụ các công việc trong quá trình nghiên cứu khoa học của nước nhà, đó là một điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn.

    Trả lờiXóa
  14. THêm một bước tiến về công nghệ nữa của VIệt Nam, đây sẽ là một công trình, thiết bị phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu khoa học của Việt Nam, để phục vụ tốt hơn cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Biết rằng chúng ta trả tiền thì nhật bản sẽ mang vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam lên theo, nhưng vấn đề ở đây là chúng ta sẽ quản lý, làm chủ và sử dụng vệ tinh siêu nhỏ đó như thế nào, phát huy hiệu quả như thế nào, đó mới là một vấn đề quan trọng, và chúng ta đã làm được điều đó.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog