Chia sẻ

Tre Làng

PHAO THI: MAI NÊM I YẾN, AI AM THỚT TI MAI DIA ÂU...

Cuteo@

Hehe, tôi nói tiếng King, nhưng lại khóc tiếng mán. Như phần phao (câu) dưới đây rất hay. Và bên dưới cũng rất hay. Tôi thề.


Đây là nguyên văn phao thi (phần nói) tại Ninh Bình anh hùng nổi tiếng với "trên dê dưới hến".
Mai nêm i Yến. Ai am thớt ti mai dia âu. Ai am ơ tít chờ. Ai guốc ất Ninh Khang se cừn a ri scun. Ai have bin tít chinh pho phíp tin phai dia. Ai lớp chi dừn ve ri mắc. Ai am ma rít and ai he vờ tu chi dừn, ơ boi and ơ gơn. Ai líp guýt mai phe mi ly in Võ Thị Sáu stút in Ninh Bình ci ty. Ai căn tu lơn Inh lích pho mai giớp.
Phao thì này có thêm phần nhìn tranh để miêu tả.

Đường link đây, tôi không nói điêu:


Làm giáo viên tiểu học cũng khó nhẻ.


Tiện đây giới thiệu với các bạn chiện học tiếng Lào:

Anh cũng phấn khích với đất nước Lào xinh đẹp thủa xưa, trưa khó ngủ, anh biên bài về ít tiếng Lào cho nó xôm, dưng tiếng Lào anh chả nhớ nhiều nữa đâu, anh thời thởi chỉ nói bồi thôi, giống khi anh học tiếng của ngưởi Hơ-Mông ở Bắc cực Việt Nam ý. Khi đó đi đâu cũng có một quyển sổ tay nho nho ghi các tiếng Lào căn bản phiên âm bằng tiếng Việt, dưng anh léo biết mặt chữ đâu, giờ lâu ngày thì 1 phần nhớ, 9 phần quên, có ít từ mần vốn, anh em đi sang đó đặng giao lưu phối hợp (đéo phải viết tắt của từ giao hợp nhá), hoặc là anh nầu mà vầu khu ký túc xá Bách khoa tán gái Lào thì có ít từ mà nổ.

Anh nhớ ít thôi, tạm biên ra đây nhở, anh thủa bình sinh hay tán gái, cứ thấy gái là thích nên hay học từ khen trước, dưng đận đó anh tán gái bằng dăm 3 từ bập bẹ và chủ yếu là bằng tay, giờ nhớ vài từ ví dụ: Sa bại đi (chầu em); Khọi xừ và Phập ( Anh tên là Phập); Noọng mi đuông ta ngam lải ( Mắt em đẹp nhẩy), Khọi đi chay lải thì đạy phốp chạu (Rất vui được gặp em);… 

Anh giờ trí tuệ đi vắng, chả nhớ được bâu nhiều, hồi đó anh bồi tầm 1 tháng thì nói ọ ẹ vô tư, hê, dưng một số từ thì anh chịu hẳn chưa gặp bâu giờ. Cho nên thỉnh thoảng anh có gặp một đôi lần tai nạn, anh nói với gái Lào mà gái cứ đỏ mặt tía tai e thẹn, mần anh bối rối như yêu lần đầu, chả biết tính sao, anh cũng ngộp thở, nóng mắt đỏ mặt. Chỉ có mấy từ Tiếng Lào nầy mần anh nhớ lâu thế không biết, nhớ mãi không quên. Chuyện là thế nầy, hồi đó, cũng lang bạt kỳ hồ nhiều, thời gian đó sống cùng cùng với dân Quảng Bình cũng nhiều, nó cũng nhiệm mẹ cái ngôn ngữ ở đó, có nghĩa là vùng Quảng Bình nói chiện hay thêm từ “Hi” vào hết câu, từ nầy chả có nghĩa gì, chỉ là từ đệm, anh lấy ví dụ: Bia hi, nhậu hi, đi chơi hi, gái gú tý hi,...anh em có ai ở Quảng Bình thì hầu như 100% nói từ nầy mờ, cái nầy chuẩn không cần chỉnh vì chỉnh mất chuẩn. Anh cũng quen thói đệm từ “Hi” khi sang Lào, tất diên thỉnh thoảng mới tòi ra thôi, anh nhớ có lần anh bẩu mới một cô gái Lào là: “ Kin nậm hi” – nghĩa là uống nước hi – vừa lẫn cả tiếng Lào và từ đệm của Quảng Bình quê ta ơi, em gái Lào mặt biến sắc xua tay, lắc đầu lia lịa: “Khộp chay, Khộp chay” nghĩa là “Cảm ơn, cảm ơn”, anh cũng chả hiểu sao, vừa xấu hổ, vừa run, học tiếng Lào bồi lại không chuẫn, nhớ nhớ quên quên đáng lẽ nói là “Khuầy, Khuầy, Họn a ”, anh hồi hộp đọc mạ thành “Huầy, Huầy, Họn a”, em nghe xong, bỏ dép chạy mẹ mất, anh chả thắc mắc đéo gì, coi như kệ mẹ nó.

Tối khi ăn cơm, anh thắc mắc mới các anh, các anh bảo mẹ chú nói thế may mà nó chưa có người yêu, hay chồng, chứ nó mách chúng ló có khi chú ăn mẹ đạn đồng rồi ạ. Anh đang nhấp bát riệu sặc cái bụp hỏi ngay, là sao, là sao, nói mau xem nào. Anh ý giải thích là "Kin nậm” là uống nước ừ đúng rồi, dưng “Kin nậm hi” – kết hợp giữa tiếng Lào và tiếng đệm Quảng Bình thì thành “Uống nước lồn ”, DCM, thảo nào em ý đỏ mặt. Còn từ sau là “Họn a” nghĩa của anh muốn nói mới em là “Nóng à”, dưng đệm từ “Huầy” vô, nên tiếng Lào lúc đó dịch ra là: “Buồi, buồi, nóng a, nóng a”. Mời em uống nước lồn, lại buồi anh nóng thì em bỏ chạy mất dép là may, chứ em quay lại với người yêu chắc anh đây thân thể thành mẹ than tổ ong ấy nhở, vì người Lào cực coi trọng danh dự.

Hai từ tiếng Lào nầy mần anh nhớ mãi hông quên, bổ sung thêm ít tiếng Lào mà còn nhớ mang máng, chả biết đúng hông nữa.

1. Đổi tiền: Dù thì nị mi bòn piềng ngân bo.
2. Chào: Xa-bai-đi
3. Cảm ơn: Khộp chay
4. Ăn: Kin
5. Uống: Đừm
6. Riệu: Lạu
7. Uống nước: Kin nậm
8…

Ôi, mệt lém òy, lạu đê!

Hàng chôm bên nhà lão Phập phù.

5 nhận xét:

  1. ngày nay hay nhỉ, chỉ cần có tiền là có thể có mọi thứ.
    mà giáo viên này kiểu gì mà phao đến mức này không biết. học hành không chịu học, thế này thì học sinh , những đứa con của tôi còn dám giao cho ai được. trong khi tiếng anh bây giờ lại là ngôn ngữ phổ biến sau tiếng mẹ đẻ. nếu không học tập thì làm sao theo kịp xu thê toàn cầu hóa, hiện đại hóa, hội nhập của đất nước được

    Trả lờiXóa
  2. Đến bó tay.com với kiểu phao thi kì lạ có một không hai này. Cái kiểu này chỉ là cách phiên âm cho dễ đọc thôi chứ lôi vào làm phao viết cả vào bài thế kia thì trình độ tiếng anh kém cỏi quá. Mấy thứ đơn giản như vậy mà không biết thì chịu

    Trả lờiXóa
  3. Thật khồng thể tin nổi thế kỉ 21 rồi, thời kì mở cửa, đất nước hội nhập sâu rộng như thế này, một người giáo viên có trọng trách trên vai ươm mầm tri thức, trồng người, chắp cánh tri thức cho những chủ nhân tương lai của đất nước mà lại như thế này. Thật quá đáng buồn, không ngờ trong nghành sư phạm lại có những hạt sạn như vậy. Thật sự người giáo viên này rõ ràng không có lấy một tí kiến thức sơ đẳng nào thì mới có những cái phao có một không hai này

    Trả lờiXóa
  4. Tiếng Anh là một ác mộng đối với không ít sinh viên, thậm chí cả giáo viên Việt nam. Thời buổi hội nhập, chúng ta được tiếp xúc với các ngôn ngữ trên thế giới rất nhiều, tiếng anh thì lại càng không phải bàn tới. Tiếng Anh cũng là một môn học chuẩn, bắt buộc đối với chương trình đào tạo từ cấp 1 cho đến đại học. Vậy nhưng do dân ta yêu tiếng Việt quá nên không dung nạp thêm được thứ ngôn ngữ khác, hay tại bởi nền giáo dục, đặc biệt là việc dạy và học ngoại ngữ của chúng ta đang có vấn đề?

    Trả lờiXóa
  5. Chẳng phải chuyện lạ đâu. Bây giờ dám chắc có không ít ông thạc sĩ, cử nhân một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết mặc dù đã học qua 4,5 năm đại học kèm theo khuyến mại 2 năm cao học gì gì đó cùng hàng tá bài thi rồi chứng chỉ các kiểu. Ngày xưa cha ông ta làm quái gì được ăn học tử tế, làm gì được tiếp xúc với văn minh, tiên tiến, hiện đại, Âu hóa như bây giờ, thế mà họ cũng chẳng đến mức dốt ngoại ngữ như con cháu họ bây giờ. Đến là buồn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog