Chia sẻ

Tre Làng

Nga tuyên bố phá hủy tàu chiến cuối cùng của Ukraine

Các lực lượng Nga đã phá hủy chiếc tàu chiến cuối cùng của Ukraine tại cảng Odessa - Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 31/5.

Tàu Yuri Olefirenko của Hải quân Ukraine. Ảnh: Sputnik

Theo đài Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga ngày 31/5 thông báo, các lực lượng của nước này đã phá hủy chiếc tàu chiến cuối cùng của Ukraine tại cảng Odesa. Odesa là cảng lớn nhất của Ukraine và một trong những cảng lớn nhất ở Biển Đen, hiện vẫn do Kiev kiểm soát..

"Vào ngày 29/5, do một cuộc tấn công bằng vũ khí có độ chính xác cao của lực lượng hàng không vũ trụ Nga tại cảng Odesa, tàu chiến cuối cùng của lực lượng hải quân Ukraine, Yuri Olefirenko, đã bị phá hủy", Bộ trên cho biết trong bản tường trình.

Tàu chiến Yuri Olefirenko là tàu đổ bộ cỡ trung cho quân đội và phương tiện, phục vụ trong Hải quân Ukraine. Tàu chiến này được chế tạo vào cuối những năm 1990 ở Nga, nhưng sau đó được chuyển giao cho Ukraine sau khi Liên Xô cũ sụp đổ. Con tàu đã trải qua nhiều lần hiện đại hóa trong những năm qua, trong đó có một cuộc đại tu lớn vào năm 2016.

Theo hãng tin AFP, hiện không thể ngay lập tức xác minh tuyên bố của Moskva, và Kiev vẫn chưa bình luận về tuyên bố này. Người phát ngôn của Lực lượng Hải quân Ukraine từ chối bình luận với AFP.

Tàu Yuri Olefirenko ban đầu được đặt tên là Kirovohrad, sau đó được đổi tên vào năm 2016 để vinh danh một lính thủy đánh bộ Ukraine thiệt mạng gần cảng Mariupol vào năm 2015.

Trong diễn biến chiến sư, Bộ Quốc phòng Nga cho biết giao tranh ác liệt nhất đang diễn ra ở khu vực Avdeevka, vùng Donetsk. "Ở hướng Donetsk, những trận chiến khốc liệt nhất đang diễn ra ở khu vực định cư Avdeevka", Bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Trong khi đó, cùng ngày 31/5, Thống đốc vùng Belgorod của Nga Vyacheslav Gladkov nói rằng chính quyền sẽ bắt đầu sơ tán hàng trăm trẻ em khỏi khu vực do "tình hình ngày càng tồi tệ".

“Tình hình ở làng biên giới Shebekino đang trở nên tồi tệ hơn", ông Gladkov nói trong một tin đăng trên Telegram.

“Chúng tôi đang bắt đầu sơ tán trẻ em khỏi các quận Shebekino và Graivoron. Hôm nay, 300 em đầu tiên sẽ được đưa đến Voronezh", Thống đốc Gladkov thông báo.

Cùng ngày, hãng tin TASS của Nga cho biết, Bộ Nội vụ nước này đã đưa hai cựu bộ trưởng quốc phòng Ukraine vào danh sách truy nã với cáo buộc liên quan hành động của họ ở vùng Donbas.

Thu Hằng/Báo Tin tức

5 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Hai tháng trước khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã tập trung hơn 100.000 binh lính ở biên giới và gửi tới NATO danh sách các yêu cầu của nước này, theo đó đề nghị NATO ngừng kết nạp thành viên mới. Danh sách này cũng yêu cầu các nước NATO “không nên tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào trên lãnh thổ Ukraine cũng như các quốc gia khác” ở Đông Âu. Ngoài ra, Moscow đề nghị NATO di chuyển tất cả các lực lượng khỏi 14 quốc gia gia nhập NATO sau khi Liên Xô tan rã. Nga cho rằng NATO “không nên triển khai các tên lửa phóng từ mặt đất” tại các khu vực “cho phép chúng vươn tới lãnh thổ” của Nga

    Trả lờiXóa
  3. Moscow cho biết các đề nghị trên sẽ dọn đường cho việc làm giảm căng thẳng với phương Tây. Tuy nhiên, phương Tây đã không chấp nhận các yêu cầu trên và vào cuối tháng 2/2022, Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Kể từ đó đến nay, Mỹ và đồng minh đã tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev, dần dần vượt qua các lằn ranh mà Nga đặt ra, từ cung cấp hệ thống pháo phản lực HIMARS đến xe tăng và gần đây nhất là việc Washington cho phép châu Âu cung cấp cho Ukraine tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất.

    Trả lờiXóa
  4. Nhà khoa học chính trị Ukraine Polina Beliakova tại Cao đẳng Dartmouth đánh giá, Ukraine không thể sống sót trên chiến trường và tiếp tục chiến đấu với những vũ khí hiện tại. Nếu không có những vũ khí tiên tiến hơn, thậm chí một đội quân có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ nhất cũng khó có thể đánh bại đối thủ có khả năng vượt trội.

    Trả lờiXóa
  5. Ukraine cho rằng việc giành lại Crimea có thể chấm dứt xung đột và bảo vệ nước này, đặc biệt trong bối cảnh Nga sử dụng Crimea để tổ chức lực lượng. Tuy nhiên, Washington lại bày tỏ lo ngại trước nỗ lực giành lại Crimea của Kiev. Chính quyền Tổng thống Biden đã công khai tuyên bố Ukraine có quyền giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ, bao gồm cả Crimea nhưng các quan chức cấp cao Mỹ đã nhiều lần ám chỉ rằng việc theo đuổi mục tiêu giành lại Crimea quá nguy hiểm. Hồi tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhận định, chiến dịch giành lại Crimea sẽ là “lằn ranh đỏ” của điện Kremlin.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog