LâmTrực@
Bất chấp luật pháp và đạo lý, bằng hành độc xâm lược Việt Nam, gây rối an ninh khu vực, cản trở giao thông hàng hải quốc tế, Trung Quốc tự bôi bẩn thêm hình ảnh của chính mình và đang tự cô lập mình trên trường quốc tế. Cái lợi chưa thấy đâu, nhưng cái hại là nhãn tiền.
Vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ theo lối "hoà bình" kiểu Việt Nam, giờ đây Trung Quốc khó có thể đạt được sở nguyện theo lòng tham vô đáy của mình, đồng thời chịu búa rìu dư luận. Sự kiện xâm lược Việt Nam bằng giàn khoan khổng lồ đã đẩy Trung Quốc đi quá đà và rơi vào tình cảnh "đi thì mắc núi, trở lại thì mắc sông", "tiến thóai lưỡng nan" trong bối cảnh nội tình đất nước còn quá nhiều vấn đề chỉ chờ cơn bùng nổ.
Đã có những ý kiến về sự liều lĩnh cho cuồng vọng của Trung Quốc trên biển đông, đã và đang hoang phí tiền của của nhân dân Trung Quốc. Nhưng đổi lại hình ảnh của Trung Quốc vốn đã không đẹp, nay trở lên vô cùng xấu xí bởi người ta nhận ra sự xảo trá lưu manh trong hàng ngũ lãnh đạo của nước này.
Có lẽ cũng cần nói thêm, trước khi hùng hổ kéo giàn khoan được coi là “quốc thổ di động” vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc chắc chắn đã lường tính đến các tình huống và phản ứng có thể xảy đến từ Việt Nam, ASEAN, Mỹ cũng như thế giới. Và đến giờ này, chính Trung Quốc cũng không ngờ bị mắc nghẹn và dính đòn “gậy ông đập lưng ông” bởi cuồng vọng bị đẩy quá đà, lộ rõ sự ảo tưởng về sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện “chưa biết người”. Chưa rõ liệu Trung Quốc thu được gì từ hành vi gây hấn ngang ngược, song thực tế chỉ ra Trung Quốc đang rơi vào cảnh “ghét của nào trời trao của nấy”.
Trước đó Trung Quốc ra sức rao giảng chủ thuyết “trỗi dậy hòa bình" với những cuộc “tấn công quyến rũ” bằng kinh tế, thương mại, đầu tư, sức mạnh mềm văn hóa và hàng hóa giá rẻ tràn ngập toàn cầu. Tuy nhiên, với những hành động hung hăng, rõ ràng Trung Quốc đang tự phá hỏng uy tín và hình ảnh nước này dày công xây dựng bấy lâu.
Tờ Les Echos của Pháp mới đây đăng bài “Trung Quốc - cường quốc ngày càng hiếu chiến” của tác giả Gabriel Grésillon đánh giá, nếu như cách đây 5 năm, Trung Quốc còn được xem như một quốc gia hòa bình, thì giờ đây đã trở thành một kẻ gây hấn tiềm tàng trong khu vực. Hành động này ẩn chứa một rủi ro nghiêm trọng là làm sụp đổ uy tín của quốc gia. Đáng chú ý, đây không còn là ý kiến mang tính đơn lẻ mà đã trở thành nhận định phổ quát trên toàn cầu.
Bài viết "Khuấy động biển Đông, Trung Quốc "gậy ông đập lưng ông" trên tờ Tiền Phong, của tác giả Đặng Vương Hạnh cũng có chung nhận xét về một Trung Quốc hung hãn nhưng không che dấu nổi nỗi sợ khi thế giới đoàn kết vì công bằng và lẽ phải. Tác giả viết: "Một thất bại khác, Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa tranh chấp ở biển Đông và trước nay chỉ một mực khăng khăng dùng chiêu “đàm phán song phương” để bẻ từng chiếc đũa yếu ớt. Nhưng nay không phải Việt Nam mà chính tham vọng siêu cường của Trung Quốc đã tự quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Đơn giản biển Đông không thể là ao nhà của riêng nước nào và thái độ hung hãn của Trung Quốc đã đe dọa sự ổn định của khu vực, tự do hàng hải và lợi ích thương mại của hàng loạt cường quốc". Vậy là với hành động bá quyền của mình, Trung Quốc đang tự làm hại mình. Tiền nhân quả đã đúng khi "ghét của nào thì trời trao của đó".
Không chỉ vấp phải sự phản đối của Việt Nam, Philippines mà Trung Quốc còn hứng chịu sự chỉ trích gay gắt của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ…Không lạ nếu khu vực châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện những cơ chế an ninh mới hoặc liên minh nào đó nhằm đối phó với các nguy cơ nổi lên.Hệ quả của việc Trung Quốc cố thay đổi hiện trạng, thách thức Mỹ đã khiến Washington khuyến khích Nhật Bản gánh vác một vai trò lớn hơn trên vũ đài khu vực. Tất nhiên, Nhật Bản không phải là Trung Quốc, họ đã ngay lập tức chớp lấy cơ hội này, tháo bỏ những cấm điều để trở thành một quốc gia bình thường được phép xuất khẩu vũ khí, có quyền phòng vệ tập thể, thực hiện chủ nghĩa “hòa bình chủ động” trên trận tuyến chung. Nhật Bản không nghi ngờ là một đối trọng kỵ giơ với Trung Quốc, hiển nhiên cũng rất khao khát tư cách “anh cả” khu vực. Chắc chắn sự chia sẻ quyền lực (sẽ đi kèm lợi ích) tại khu vực này sẽ làm cho Trung Quốc khó chịu.
Tác giả Đặng Vương Hạnh, trong bài báo của mình cũng nhắc đến việc các quốc gia đang khao khát hòa bình thực sự, độc lập thực sự đang tìm cách thoát ly khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc để trở thành quốc gia phát triển. Đã có những cuộc thảo luận, có những ý kiến cho việc nghiền ngẫm thuyết "Thoát Á Luận" của nhà tư tưởng Nhật Bản Fukuzawa Yukichi, từng mở lối khai phóng một nước Nhật phát triển huy hoàng thời Minh Trị.
Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rõ, Trung quốc đang ngày bị cộng đồng quốc tế nhận diện rõ nét và ngày càng trở nên cô độc bởi cách hành xử vô luân, bạo ngược của mình.
"Tôi không bao giờ tin điều Trung Quốc nói"! - Đó là khẳng định của James Borton, phóng viên kỳ cựu của Washington Times và là giảng viên Đại học Nam Carolina (Mỹ) với PV Infonet trong cuộc gặp hôm 8/6 với chủ tàu cá ĐNa 90152 (Đà Nẵng) bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Và đó chính là điều mà Trung Quốc gặt hái được qua sự kiện dùng giàn khoan 981 xâm lược Việt Nam.
Tạp Chí CS
Trả lờiXóanói chung là mới truyền thông mạnh mẽ tháng qua thì bây giờ đến đứa trẻ cũng biết "hoàng sa, trường sa là của Việt Nam", đến cụ già cũng biết mưu đồ mà những hành động xâm phạm của TQ, ngày nào cũng có tin tức về biển Đông, chúng ta cũng đã phản đối, vạch tội TQ nhiều rồi, quan trọng là phải đến được người dân TQ cũng như nhân dân thế giới mới tốt
Trả lờiXóa