Chia sẻ

Tre Làng

NGÀY NÀY NĂM XƯA - TRONG CƠN TUYỆT VỌNG, TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU VIẾT THƯ CẦU XIN TỔNG THỐNG MỸ FORD.


Tháng 3 năm 1975, sau khi Ban Mê Thuột bị Quân Giải phóng Miiền Nam đánh chiếm và quân đội Việt Nam Cộng hòa phản kích thất bại, Nguyễn Văn Thiệu tỏ ra lúng túng rồi quyết định rút bỏ toàn phần Cao nguyên Trung phần. Sai lầm chiến lược đó đã đưa đến những cuộc tháo chạy hỗn loạn khỏi các tỉnh Tây Nguyên và bị Quân giải phóng miền Nam tấn công gây thiệt hại nặng. Sau đó các tỉnh duyên hải miền Trung cũng thất thủ.

Để ngăn chặn các nhà báo đưa tin về việc thất trận tại Tây Nguyên, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bỏ tù 19 nhà báo và đóng cửa 5 tờ báo. Sự gia tăng thù địch của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đối với báo chí nước ngoài đã đưa tới việc cảnh sát Sài gòn ra lệnh cho ký giả của Agence France-Presse là Paul Leandri phải tới Tổng Nha Cảnh Sát để thẩm vấn. Leandri đã cưỡng lại cuộc thẩm vấn, toan lái xe bỏ đi, và đã bị cảnh sát Sài gòn bắn chết. Paul Leandri chết khi mới 37 tuổi, để lại vợ trẻ mới mang bầu 4 tháng.[14]

Vài tuần cuối cùng trước khi cuộc chiến kết thúc, ông Thiệu lui vào trong dinh Độc Lập ngày càng nhiều hơn, ngày càng ít nói chuyện với các cố vấn hơn, ngay cả với cố vấn cao cấp Mỹ, người mà ông đã duy trì trong nhiều năm cũng hiếm khi thấy ông trong những ngày tháng 4/1975.

Trong cuộc khủng hoảng, Nguyễn Văn Thiệu đã cố gắng lần cuối trước khi từ chức, viết thư van nài Tổng thống Ford "cho vay nợ vì tự do", trong cơn tuyệt vọng, Nguyễn Văn Thiệu đã không cần mặc cả lãi suất vay nợ và còn đem cả tài nguyên đất nước ra thế chấp[15]:

"Thưa Ngài Tổng thống,

Tôi đề nghị Ngài yêu cầu Quốc hội (Mỹ) đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỉ Mỹ kim được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm, với mức lãi suất do Quốc hội Mỹ tự quyết định.

Tiềm năng về dầu hỏa và nguồn lợi về nông nghiệp của chúng tôi sẽ thế chấp cho món nợ này. Số tiền vay này được gọi là "Freedom Loan", sẽ cho phép chúng tôi có một cơ hội để được tồn tại... Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết này, chúng tôi mong muốn Ngài thúc giục Quốc hội xem xét dễ dàng và cấp bách lời yêu cầu được vay "số tiền vì tự do" nêu trên của chúng tôi. Đây là hành động cầu xin cuối cùng mà chúng tôi, một người bạn đồng minh, gửi đến nhân dân Mỹ".

3 nhận xét:

  1. Nặc danh19:24 8/4/17

    từ trang phản động TIn tức hàng ngày. chép về đây cho anh em đọc, chia làm 2 còm:
    Chúng ta thường được nghe nhiều về thời kỳ huy hoàng của kinh tế Nam Việt Nam trước năm 1975, thời mà Nam Việt Nam phát triển vượt xa Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore. Rất tiếc những con số thống kê của Ngân hàng thế giới World Bank lại phủ định hoàn toàn những thông tin trên. Các bạn xem bảng thống kê GDP trên người của WB kèm theo thì thấy rõ (số màu đen là GDP kém Nam Việt Nam, số màu xanh là GDP hơn Nam Việt Nam). Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam phát triển hơn các quốc gia láng giềng (trừ Laos) là một sự thật, một giọt đắng mà chúng ta buộc phải nuốt.

    Trên nhiều diễn đàn, có rất nhiều người đưa những thông tin sau:

    [1] Những năm 1960 kinh tế Nam Việt Nam đứng thứ nhì châu Á, chỉ đứng sau Nhật Bản. Nếu Nam Việt Nam thắng trận thì bây giờ kinh tế Việt Nam đứng top đầu châu Á, chỉ kém Nhật Bản; Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia không thể sánh bằng.

    [2] Trước năm 1975 người Hàn Quốc còn sang Nam Việt Nam làm thuê.

    [3] Trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”.

    [4] Sài gòn là hòn ngọc viễn đông, các công tử con nhà giầu Malaysia, Singapore, Thái Lan toàn sang Sài Gòn du học và nghỉ cuối tuần.

    Nếu quả thật Nam Việt Nam đã có một thời kinh tế phát triển rực rỡ, vượt trội Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines… chỉ kém duy nhất Nhật Bản thì thật đáng mừng cho dân tộc Việt, bởi dân tộc Việt không chỉ có những tố chất thông minh vượt trội như nhiều người đánh giá mà thực tế đã từng làm được việc đưa kinh tế đất nước, dù chì là một nửa nước phát triển hơn các dân tộc khác ở Đông Nam Á và Châu Á.

    Với nhận thức “Muốn thành công thì phải thấu hiểu bản thân, phải thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của mình” tôi đi tìm câu trả lời bằng những số liệu cụ thể chứ không thể dựa vào những “truyền thuyết” không có bằng chứng khách quan.

    Rất tiếc những con số thống kê của Ngân hàng thế giới World Bank lại phủ định hoàn toàn những thông tin trên. Các bạn xem bảng thống kê GDP trên người của WB kèm theo thì thấy rõ (số màu đen là GDP kém Nam Việt Nam, số màu xanh là GDP hơn Nam Việt Nam):

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh19:25 8/4/17

    [1] Năm 1960 GDP đầu người của Nam Việt Nam quả có hơn Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia (Indonesia không có số liệu nhưng chắc chắn kém), nhưng lại kém xa Malaysia, chỉ bằng nửa Singapore, Hồng Kong, Nhật Bản, Brunei.

    [2] Đến năm 1965 GDP đầu người của Nam Việt Nam chỉ hơn Indonesia, kém Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines; Bị Malaysia, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Brunei bỏ cách nhiều lần.

    [3] Đến năm 1969 GDP đầu người của Nam Việt Nam đứng thấp nhất 10 nước, kém xa Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia; chỉ bằng 1/7 Hồng Kông, Singapore; chỉ bằng 1/10 Nhật Bản, Brunei.

    [4] Đến năm 1973 GDP đầu người của Nam Việt Nam chỉ bằng 1/3 Indonesia, Thái Lan, Philippines, bằng 1/4 Hàn Quốc, 1/8 Malaysia; 1/21 Hồng Kông, Singapore; 1/33 Brunei, 1/43 Nhật Bản.

    [5] Đến năm 1975 GDP đầu người của Nam Việt Nam chỉ bằng 1/8 Indonesia, Thái Lan, Philippines, bằng 1/14 Hàn Quốc, 1/18 Malaysia; 1/50 Hồng Kông, Singapore; 1/170 Brunei, 1/100 Nhật Bản.

    Chưa hết, GDP của Nam Việt Nam trước năm 1975 không phải hoàn toàn do Nam Việt Nam tạo ra mà còn có khoảng 10 tỷ USD viện trợ kinh tế của Mỹ, 16 tỷ USD viện trợ Quân sự của Mỹ và khoảng 10 tỷ USD do hơn 600.000 lính Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan tiêu ở Nam Việt Nam.
    Riêng việc Sài Gòn là hòn ngọc viễn đông và công tử nhà giàu Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan sang Sài Gòn ăn chơi thì có vẻ đúng vì chỉ riêng lính Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan tiêu 10 tỷ USD thì chắc chắn Sài Gòn phải là hòn ngọc viễn đông, là chốn ăn chơi nhất châu Á.

    Về thể thao cũng vậy trong tất cả các kỳ Seagame, Nam Việt Nam chưa bao giờ lọt vào top 3 trên bảng tổng sắp huy chương, thường xuyên đứng thứ 4, thứ 5; riêng Seagame 1973 còn đứng thứ 6, thua cả Myanmar và Cambodia.

    LỜI KẾT

    Rất buồn là sự phồn vinh, phát triển kinh tế đứng đầu châu Á, chỉ thua duy nhất Nhật Bản, vượt xa Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines chỉ là trong tưởng tượng, chúng ta đã tự huyễn học chính mình.

    Chúng ta đừng tiếp tục ngồi tiếc rẻ: Năm 1960 chúng ta hơn Hàn Quốc, giá mà… Năm 1960 Philippines, Malaysia còn hơn Hàn Quốc nhiều hơn Việt Nam.

    Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam phát triển hơn các quốc gia láng giềng (trừ Laos) là một sự thật, một giọt đắng mà chúng ta buộc phải nuốt.

    Chỉ có chấp nhận sự thật, thấu hiểu mình, thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản, điểm yếu cố hữu của mình thì chúng ta mới có quyết sách đúng, hành động đúng.

    Tôi vẫn tin Việt Nam chúng ta có cơ hội phá bỏ lời nguyền của lịch sử, đưa kinh tế Việt Nam đuổi kịp và vượt Philippines, Indonesia, rút ngắn khoảng cách với Thái Lan.

    Chú thích:

    [1] Tôi không thống kê GDP của Bắc Việt Nam, vì hiển nhiên Bắc Việt Nam kém Nam Việt Nam và chưa có ai nói Bắc Việt Nam hơn các nước láng giềng cả.

    [2] Ảnh khu phố Raffles Singapore năm 1920. Không biết 1920 Sài Gòn, Hà Nội có khu phố nào to đẹp hơn.

    [3] Nguồn GDP trích từ đây https://en.m.wikipedia.org/…/List_of_countries_by_past_and_…

    Đỗ Cao Bảo

    (FB Đỗ Cao Bảo)

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đề nghị Ngài yêu cầu Quốc hội (Mỹ) đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỉ Mỹ kim được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm, với mức lãi suất do Quốc hội Mỹ tự quyết định. Đúng là hành động của những kẻ bán nước hại dân.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog