Chia sẻ

Tre Làng

CÂU CHUYỆN HÀNG HIỆU

LâmTrực@


Tuần vừa rồi, một loạt cửa hàng đồ hiệu bị niêm phong kiểm tra vì bị nghi ngờ là hàng nhái, hàng rởm và điều này làm nóng dư luận với câu chuyện hàng hiệu. Anh nghĩ, chả có đếch gì đáng bàn ở đây, ngoại trừ chuyện làm ăn trốn thuế, phi pháp, làm hàng giả, lừa đảo người tiêu dùng. Những hành vi trên đáng bị trừng trị và dư luận hoàn toàn có quyền lên án, các tình yêu cứ việc ném đá, thậm chí là gạch củ đậu càng nhiều càng tốt.

Quan niệm của anh là rõ ràng, ai có điều kiện cứ dùng hàng hiệu, khỏi bàn cãi, miễn là đồng tiền đó không bẩn. Suy nghĩ nghiêm túc thấy hàng hiệu đẹp, xứng đồng tiền bát gạo. Chị em dùng đồ này, có bao nhiêu đường cong đường cớn bộc lộ ra hết, gợi cảm cực, nữ tính cực.

Người giàu thì thế, người nghèo cũng chả có đếch gì mà phải xấu hổ khi không dùng hàng hiệu hoặc đồ hiệu rởm. Nhiều gái dùng hàng Việt Tiến, Thăng Long, May Mười hay thậm chí là  mặc quân phục thôi, nhưng nhìn vẫn thấy chất lắm, gợi tình lắm. Vậy cho nên, có lẽ cái đẹp không phụ thuộc nhiều vào lớp vỏ của nó, mà phụ thuộc vào cách thức lựa chọn đồ và cách thể hiện.

Anh nhớ có gái mặc toàn đồ hiệu, đi xe đẹp, đồng hồ mác Gucci chính hiệu, tóc vàng như rơm mùa hạ, môi thâm kiểu Tút Si nhưng thú thật anh đếch thấy đẹp chỗ nào. Nhìn gái tạo dáng tay chữ V, miệng bụm đồng xu, mắt to căng mọng, cúi gập người ngửi hoa, chổng mông chổng tĩ lên trời mà anh thấy thảm thương đến tội nghiệp. Mẹ anh bảo, trông như con rồ. Có lẽ mẹ anh nói đúng, nhìn gái móng đỏ, đeo túi da, đánh mông đều cho mỗi bước đi mà thấy tởm đời vãi. Đấy, đích thị là hàng hiệu đấy, đẹp chỗ nào? Tất nhiên anh không nói thế để kỳ thị hàng hiệu, mà vấn đề là dùng nó như thế nào cho phù hợp với cấu trúc hình thể và đặc trưng cá tính.

Cô ca sĩ Hiền Thục nói chí hay: "Tôi không phê phán việc dùng hàng hiệu, Hiền Thục cũng dùng hàng hiệu, nhưng Hiền Thục nghĩ thay vì bỏ ra một số tiền lớn để mua hàng hiệu, Hiền Thục sẽ dùng nó để cho con mình sau này đi du học". Cái hay của Hiền Thục là ở chỗ nó thực tế, rất thực tế.

Bản thân hàng hiệu cũng là một biểu hiện của sức sáng tạo của con người, vì sao những sản phẩm ấy trở thành hàng hiệu - biểu trương của sự giàu có sang trọng, đơn giản vì nó đáp ứng được các yêu cầu mà giới có tiền mong ước. Trước hết, hàng hiệu đương nhiên phải đắt, thứ nữa là phải đẹp, tiếp nữa là phải độc và sau cùng mới là yếu tố bền. Không ai có quyền phê phán người khác dùng hàng hiệu, nếu có thì ắt hẳn sự phê phán đó tiềm ẩn sự ghen tuông thường có ở con người. Tuy nhiên, giữa việc sử dụng nó như một nhu cầu tiêu dùng chính đáng với việc dùng nó ngoài mục đích tiêu dùng lại là một vấn đề khác.

Ngó vào làng giải trí, những người nổi tiếng được gắn mác hàng hiệu, đó là yêu nữ Vũ Hạnh Nguyên, là người đẹp “du lịch” Lý Nhã Kỳ…phải công nhận họ đẹp cùng hàng hiệu. Biểu hiện của việc dùng hàng hiệu ngoài mục đích tiêu dùng đó là mỗi khi đắp lên mình những thứ hàng hóa đắt đỏ, họ đều có nhu cầu la lên, hét lên thật to với mọi người: Vâng tôi đang dùng hàng hiệu. Anh không tưởng tượng ra, mấy cô này nếu dùng đồ Việt Tiến, May Mười thì trông họ sẽ như thế nào? Có bằng cô bán xôi đầu ngõ Chiến Thắng nhà anh không.

Quê anh nghèo lắm, trẻ em mặc còn thiếu, người lớn mặc đủ kín, đủ ấm đã là ngon rồi. Mấy cô hàng hiệu về làm từ thiện cho trẻ khuyết tật của xã thật đáng quý, nhưng các cô mặc như thế thì hàng hiệu đã trở thành một vật để khoe vẽ, nó trở nên kệch cỡm và đáng lên án giữa cuộc sống đầy rẫy sự thiếu thốn vật chất của đồng loại.

Anh không đòi hỏi người giàu như các cô hàng hiệu phải mặc đồ giống như thôn nữ để đồng cảm với người nghèo, nhưng đặt họ trong thế so sánh, người ta chỉ thấy nhói lòng thêm. 

Các cô sẽ đẹp hơn, không chỉ với hàng hiệu, mà còn có thể đẹp hơn qua con mắt người dân bằng cách giảm thiểu sự khác biệt trong phục trang, bằng việc bớt ra một số tiền nho nhỏ giá trị chỉ bằng hai sợi dây mỏng manh trên chiếc váy hàng hiệu…và anh nghĩ việc làm này sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu họ không thỉnh thoảng vui miệng la lên: Chiếc váy, cái túi….của tôi có giá mấy trăm, mấy ngàn đô.

Việc dư luận đồn đoán quanh sản phẩm hàng hiệu thời gian qua làm cho những ai quan tâm đến nó đều phải cẩn trọng. Những người này có lẽ không tiếc số tiền mình đã bỏ ra để sở hữu sản phẩm mà họ mong muốn, nhưng để mua phải một sản phẩm nhái thì đúng là một sự đau đớn khó lòng an ủi. Hóa ra người giàu cũng có lúc phải ăn quả hớ vì ham hàng hiệu, nhưng đau đớn hơn họ bị dư luận gọi là gà.

Có người khác lại nghi ngờ, chắc gì họ đã bị lừa, có người hẳn còn chủ động được lừa, để mua một sản phẩm nhái hàng hiệu để rồi lại đi lừa lại công chúng rằng tôi dùng hàng xịn cũng nên. Hẳn rằng đó chỉ là suy đoán của những người rảnh rỗi vui tính, nhưng chắc hẳn nếu ai bị lừa thật thì bây giờ đang nhẩn nha hát theo nhịp bài: Chúng ta là những con gà. Dễ lắm chứ!

10 nhận xét:

  1. Bác có phong thái viết bài rất hay. Cháu rất thích đọc những bài bác viết .!!! ^^!

    Trả lờiXóa
  2. Bác Lâm Trực viết quả là chí lý, lời văn sắc sảo,

    Trả lờiXóa
  3. Hàng với chả hiệu, đúng là tốn kém, lãng phí

    Trả lờiXóa
  4. Người giàu có xài hàng hiệu là đúng rồi. Tiền nhiều không tiêu để đâu cho hết chứ

    Trả lờiXóa
  5. Còn nhiều người không có cơm mà ăn, không có áo mà mặc, thế mà...

    Trả lờiXóa
  6. Ôi dào, nhiều người cứ tưởng mua được hàng hiệu hóa ra lại dính hàng giả hàng nhái

    Trả lờiXóa
  7. Tôi không phản đối hàng hiệu hay không hiệu, chỉ là phản đối những ai ăn tiêu quá giới hạn của mình thôi

    Trả lờiXóa
  8. Nhiều kẻ tiền tuy không có nhiều nhưng vẫn cứ đua đòi, phải dùng hàng xịn, đúng là nhố nhăng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thật , mình chúa ghét cái lũ đua đòi, ăn chơi như thế

      Xóa
  9. Vẻ đẹp tâm hồn mới là vẻ đẹp vĩnh cửu, đâu phải cứ đắp lên người bộ cánh đắt tiền, trang sức đắt tiền mới là đẹp đâu.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog