Chia sẻ

Tre Làng

TÌNH BÁO MỸ

TÌNH BÁO MỸ

(Paul R. Pillar, tạp chí Foreign Policy)

Tôi đã phục vụ cho CIA trong 28 năm và tôi có thể nói với các bạn: những vụ lộn xộn của Mỹ xuất phát từ những nhà lãnh đạo tồi, chứ không phải từ những điệp viên chẳng ra gì.

“Tổng thống ra các quyết định dựa trên tin tức tình báo”.

Không phải là những quyết định lớn.

Từ việc George W.Bush loan báo ầm ĩ nhũng báo cáo vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) về Irắc cho đến việc các ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa vào năm nay thề định ra chính sách ở Ápganixtan dựa trên những đề xuất của cộng đồng tình báo, người Mỹ thường có cảm giác rằng sự kiểm soát của các nhà lãnh đạo của họ được chỉ dẫn ở nước ngoài bởi bộ máy gián điệp nổi tiếng của họ. Trên hết, mỗi năm Mỹ chi khoảng 80 tỷ USD cho tình báo, mà mang lại rất nhiều sự chỉ dẫn quan trọng hàng tuần về các vấn đề từ truy lùng những kẻ khủng bố đến chống lại những khả năng quân sự đang tăng lên của Trung Quốc. Phân tích này cho biết việc ra quyết định hàng ngày của các nhà hoạch định chính sách và đôi khi khiến họ nhìn vào các vấn đề một cách kỹ lưỡng hơn, như mối đe dọa đang nổi lên từ al-Qaeda vào cuối những năm 1990, so với những gì mà mặt khác họ sẽ làm.

Tuy nhiên, về các quyết định chính sách đối ngoại lớn, dù là tiến hành chiến tranh hay suy nghĩ lại tổng thể chiến lược của Mỹ ở Thế giới Arập (như Tổng thống Obama có lẽ là đang làm hiện nay), tình báo không phải là nhân tố quyết định. Những ảnh hưởng thực sự quan trọng là những ảnh hưởng mà các nhà lãnh đạo đưa cùng với họ vào cương vị của mình: giác quan chiến lược của chính họ, những bài học họ đã rút ra được từ lịch sử hay kinh nghiệm cá nhân, những đòi hỏi chính trị trong nước, và chứng bấn loạn của chính họ. Một bản ghi nhớ hay thông báo tình hình xuất phát từ một nơi nào đó không quen thuộc trong bộ máy quan liêu khó có thể có cơ hội.

Hơn nữa, không bao giờ nên đánh giá thấp ảnh hưởng của sự hiểu biết thông thường. Tổng thống Lyndon B.Johnson và nhóm giật dây của ông đã nhận được những đánh giá ảm đạm của cộng đồng tình báo về khả năng của Nam Việt Nam tự đứng vững, cũng như những báo cáo tương đối bi quan từ các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ về cam kết có thể có về tiền bạc và thời gian của một nỗ lực quân sự của Mỹ ở đó. Nhưng họ đã không vượt qua được học thuyết đôminô – ý tưởng cho rằng nếu miền Nam Việt Nam rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản, thì một loạt các nước khác ở thế giới đang phát triển cũng sẽ như vậy. Tổng thống Harry Truman đã quyết định can thiệp vào Triều Tiên dựa trên những bài học của quá khứ: thất bại của phe Đồng minh trong việc chống lại các cường quốc trong trục Béclin, Rôma, Tôkyô trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai và sự thành công thời hậu chiến của phương Tây trong việc đáp trả quyết liệt sự xâm lược của chủ nghĩa cộng sản ở Ai Cập và Béclin. Sự mở cửa lịch sử với Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon đã được định hình bởi sự nghiền ngẫm của ông trong thời gian mờ nhạt trên chính trường về chiến lược nước lớn và chỗ đứng của ông ở trong đó. Sự khua chiêng gõ trống của Chính quyền Obama gần đây về Iran phần lớn là chức năng của công việc chính trị trong nước. Lời khuyên từ Langley, cho dù tốt hơn hay tồi tệ hơn, hầu như chẳng liên quan gì đến bất cứ điều nào trong số này.

“Tình báo tồi đã dẫn đến chiến tranh Irắc”.

Không, sự lãnh đạo tồi tệ đã dẫn đến điều đó.

Tình báo có thể đã hiển hiện rõ trong việc Bush thuyết phục về cuộc xâm lược Irắc, nhưng nó hầu như không có một vai trò nào trong bản thân quyết định này. Nếu những đánh giá của cộng đồng tình báo chỉ ra được bất cứ tiến trình hành động nào, thì đó là tránh chứ không phải phát động một cuộc chiến tranh.

Khi Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell ra trước LHQ vào tháng 2/2003 để dùng lí lẽ ủng hộ một cuộc xâm lược Irắc, ông đã lập luận: “Saddam Hussein và chế độ của ông ta đang che giấu những nỗ lực của họ trong việc chế tạo nhiều vũ khí hủy diệt hàng loạt hơn”, một nhận xét mà ông đã nói là “dựa trên tin tức tình báo chắc chắn”. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn thẳng thắn 4 tháng sau đó, Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz đã thừa nhận rằng các vũ khí hủy diệt hàng loạt đơn giản là “một vấn đề mà mọi người có thể tán thành”. Cộng đồng tình báo không rung lên một hồi chuông báo động nào về chủ đề này khi Chính quyền Bush lên nắm quyền; quả thực, số xuất bản năm 2011 của tuyên bố toàn diện của cộng đồng này về những mối đe dọa trên khắp thế giới thậm chí không đề cập đến khả năng Irắc có các vũ khí hạt nhân hay bất cứ kho dự trữ vũ khí hóa học hay sinh học nào. Theo các nhân viên giữ các văn bản lưu, chính phủ không yêu cầu đánh giá tình báo tháng 10/2002 (cuối cùng có sai sót) về những chương trình vũ khí không thông thường của Irắc cái là trọng tâm của lập luận chính thức ủng hộ xâm lược – các đảng viên đảng Dân chủ trong Quốc hội đã yêu cầu và chỉ 6 thượng nghị sĩ và một số ít các hạ nghị sĩ chịu nhìn vào nó trước khi bỏ phiếu về cuộc chiến tranh này. Cả Bush lẫn Condoleezza Rice, khi đó là cố vấn an ninh quốc gia, đều đã không đọc bản đánh giá toàn bộ này tại thời điểm đó, và trong bất cứ trường hợp nào thì sự xuất hiện việc quảng bá rầm rộ về cuộc chiến tranh này đã diễn ra trước khi văn bản này được viết nên.

Nếu Bush đọc bản báo cáo của cộng đồng tình báo, thì ông đã nhận thấy lí lẽ ủng hộ xâm lược của chính quyền ông nằm ngay phía đầu. Các quan chức tình báo đã kết luận rằng không có khả năng Saddam sử dụng bất cứ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào chống lại Mỹ hay đưa chúng cho những kẻ khủng bố – trừ khi Mỹ xâm lược Irắc và cố gắng lật đổ chế độ của ông. Cộng đồng tình báo không tin, như tổng tống đã tuyên bố rằng chế độ Irắc là đồng minh của al-Qaeda, và cộng đồng này đã dự kiến chính xác bất cứ nỗ lực nào nhằm thiết lập chế độ dân chủ ở Irắc hậu Saddam đều là một công việc vất vả, hỗn độn.

Trong một đánh giá riêng rẽ trước chiến tranh, cộng đồng tình báo đã phán đoán rằng việc cố gắng xây dựng một hệ thống chính trị mới ở Irắc sẽ là “kéo dài, khó khăn và có thể gây náo loạn”, thêm vào đó là bất cứ nhà cầm quyền nào sau Saddam cũng đứng trước “một xã hội bị chia rẽ sâu sắc với một cơ hội đáng kể rằng các nhóm trong nước sẽ tham gia cuộc xung đột bạo lực với nhau trừ khi lực lượng chiếm đóng ngăn không cho họ làm như vậy”. Đáng chú ý là thiếu vắng những đề cập đến sự chào mừng của người Irắe đối với binh lính Mỹ, hay đến việc cuộc chiến tự trang trải. Không cần phải nói rằng không một điều nào trong số đó là quan trọng đối với Nhà Trắng.

“Những thất bại tình báo làm chính sách đối ngoại của Mỹ rối tung”.

Khó có thể như vậy.

Hồ sơ về những thất bại của tình báo Mỹ thế kỷ 20 là một hồ sơ quen thuộc, và gần như không thể bàn cãi. Nhưng liệu những thất bại – hay những sự thành công – này có ý nghĩa quan trọng trong bức tranh lớn này không là một câu hỏi khác.

CIA đã dự đoán sẽ xảy ra cả sự nổ ra lẫn hậu quả của cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967 giữa Ixraen và các nước Arập láng giềng, một kỳ công đủ gây ấn tượng tới mức nghe nói nó đã đem lại cho người đứng đầu cơ quan tình báo Richard Helms một chỗ tại bàn tiệc trưa thứ Ba của Tổng thống Johnson. Tuy nhiên, tình báo xuất sắc không thể giúp Johnson ngăn chặn cuộc chiến tranh mà đã tạo ra những diễn biến cơ bản của cuộc xung đột khó giải quyết giữa Ixraen và Palextin hiện nay, và cơ quan tình báo của Mỹ đã hoàn toàn không thể dự tính được cuộc tấn công bất ngờ của Ai Cập vào Ixraen 6 năm sau đó. Tuy nhiên, cuộc tấn công bất ngờ hiểm ác của Ai Cập vào năm 1973 không ngăn được Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger sau đó đạt được một chiến thắng ngoại giao, tận dụng cuộc xung đột này để củng cố các mối quan hệ với Ixraen trong khi phát triển chúng với Ai Cập và các nước Arập khác – tất cả gây phương hại cho các nước Xôviết.

Cơ quan tình báo Mỹ cũng nổi tiếng là đã không thể dự đoán được cuộc cách mạng Iran năm 1979. Nhưng chính sự không chú ý đến Iran của các nhà hoạch định chính sách và sự bất đồng mạnh mẽ bên trong Chính quyền Jimmy Carter, chứ không phải tình báo kém, đã ngăn không cho Mỹ đưa ra các quyết định cứng rắn trước khi chế độ của vua Ba Tư ở cận kề cái chết. Thậm chí sau những tháng hỗn loạn ở các thành phố Iran, Chính phủ Carter – bận tâm như nó là vậy với những cuộc đàm phán hòa bình Ai Cập- Ixraen và cuộc cách mạng Xanđinô ở Nicaragoa – vẫn chưa triệu tập bất cứ cuộc họp chính sách cấp cao nào về Iran, cố vấn an ninh quốc gia của Carter, Zbigniew Brzezinski sau này đã nhớ lại: “Chu trình ra quyết định của chúng ta đã bị quá tải nặng nề”.

Phân tích tình báo không hoàn chỉnh về một cuộc chính biến nữa sắp xảy ra – sự sụp đổ của Liên Xô – không quan trọng; ảnh hưởng bao trùm lên chính sách Mỹ đối với Liên Xô vào những năm 1980 là những bản năng của Ronald Reagan. Từ những ngày sớm nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhận định rằng Liên Xô không thể tránh khỏi thất bại – và sẽ sớm xảy ra – là một niềm tin vững chắc đối với vị tổng thống thứ 40 này. Sau này ông đã viết: “Người Nga có thể không bao giờ chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang. Chúng ta mãi mãi có thể chi nhiều tiền hơn họ”.

“Tình báo Mỹ đã đánh giá thấp al-Qađea trước khi xảy ra sự- kiện 11/9”.

Không! họ không như vậy.

Như bất cứ cuộc tấn công khủng bố nào, sự kiện 11/9/2001, theo định nghĩa là một thất bại tình báo về mặt chiến thuật. Nhung cho dù các quan chức tình báo không nhận biết cuộc tấn công này, họ không phải không nhận thấy mối đe dọa này. Những năm trước sự kiện 11/9, cộng đồng tình báo, đặc biệt là CIA, đã dành sự chú ý và nỗ lực mạnh mẽ khác thường để hiểu tổ chức của Osama bin Laden. CIA đã lập ra một đơn vị đặc biệt tập trung vào bin Laden vào đầu năm 1996, khi al Qaeda chỉ mới bắt đầu có định hình như một nhóm khủng bố chống Mỹ, xuyên quốc gia mà chúng ta biết đến hiện nay. Vào năm 1998, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố rằng “chủ nghĩa khủng bố nằm ở hàng đầu chương trình nghị sự của Mỹ”, ông cũng đã đưa ra một chương trình hành động bí mật chống lại al Qaeda bao gồm việc phát triển các kế hoạch bắt giữ bin Laden; thậm chí trước cả vụ đánh bom các sứ quán Mỹ ở châu Phi vào năm 1998.

Khi các quan chức an ninh quốc gia của Clinton chuyến giao trách nhiệm cho những người kế nhiệm họ trong Chính quyền Bush, họ đã nhấn mạnh mối đe dọa mà sẽ trở thành hiện thực vào ngày 11/9. Sandy Berger, một cố vấn an ninh quốc gia sắp mãn nhiệm đã nói với bà Rice: “Bà sẽ tiêu tốn nhiêu thời gian trong 4 năm của bà cho vấn đề khủng bố nói chung và al Qaeda nói riêng hơn bất cứ vấn đề nào khác”. Nếu nhiều điều hơn không được làm trước vụ 11/9 để chống lại mối đe dọa này thì đó là bởi vì việc tập hợp sự ủng hộ của công chúng cho bất cứ thứ gì giống như một cuộc chiến tranh ở Ápganixtan hay các biện pháp an ninh tốn kém, cồng kềnh ở trong nước xét về mặt chính trị là điều không thể có trước khi những kẻ khủng bố tấn công nước Mỹ.

Bằng chứng có căn cứ nhất về sự hiểu biết trước sự kiện 11/9 đối với chủ đề này của cộng đồng tình báo là cũng tuyên bố mối đe dọa toàn thế giới vào tháng 2/2001 đó chưa bao giờ đề cập đến các vũ khí hạt nhân hay kho vũ khí không thông thường của Irắc. Thay vào đó nó xác định chủ nghĩa khủng bố, và đặc biệt là al-Qaeda, là mối đe dọa số 1 đối với an ninh Mỹ – trên cả sự phổ biến các vũ khí hạt nhân, sự trỗi dậy của Trung Quốc, và mọi việc khác. Báo cáo nói Bin Laden và đồng bọn của hắn “là mối đe dọa trực tiếp nhất và nghiêm trọng nhất” và “có khả năng lên kế hoạch nhiều cuộc tấn công với rất ít hoặc không có cảnh báo nào”. Tất cả đều quá chính xác.

“Các cơ quan tình báo cố chấp từ chối thay đổi”.

Bạn sẽ rất ngạc nhiên.

Sự chỉ trích các cơ quan tình báo Mỹ – ít nhất là theo kiểu không hoang tưởng – có xu hướng miêu tả họ như các bộ máy quan liêu trì trệ sử dụng quyền hoạt động bí mật rộng lớn của họ để bảo vệ chính họ khỏi sự giám sát khiến họ làm công việc của họ tốt hơn. Nhung đại đa số các cải cách tình báo có hiệu quả xuất phát từ bên trong chứ không phải từ bên ngoài.

Những biểu đồ về tổ chức của CIA và các cơ quan tình báo khác của Mỹ đã phải trải qua sự xét duyệt thường xuyên và đôi khi quyết liệt, một sự thừa nhận sự cần thiết phải thích ứng với thế giới đang thay đổi nhanh chóng mà các cơ quan tình báo đang giám sát và phân tích. CIA đã sáp nhập các đơn vị phân tích bao gồm Đông Đức và Tây Đức với dự tính sự thống nhất nước Đức trước khi nước Đức được thống nhất vào năm 1990. Các biện pháp khác, như phát triển khả năng ngoại ngừ lớn hơn hay đào tạo các nhà phân tích về những kỹ thuật tinh vi hơn, là trung tâm của sự chú ý được tăng cường bên trong các cơ quan này trong nhiều năm. Sự thay đổi hiệu quả nhất và có lẽ là mang tính đổi mới nhất trong công việc chống chủ nghĩa khủng bố của cộng đồng tình báo là việc lập ra Trung tâm chống khủng bố của CIA vào năm 1986 – một thử nghiệm thành công đã phá vỡ bộ máy quan liêu, tập hợp lại những người thu thập thông tin, các nhà phân tích và các chuyên gia khác trước đây bị chia tách để làm việc sát cánh bên nhau.

Các cuộc cải cách được theo đuổi từ bên ngoài đã nhận được nhiều sự chú ý của dư luận hơn nhưng được hoàn thành ít hơn rất nhiều. Sau sự kiện 11/9, cộng đồng tình báo đã trải qua một cuộc tổ chức lại khi Quốc hội làm theo khuyến nghị của ủy ban 11/9 khiến cho tất cả các cơ quan tình báo có thể trả lời trước một giám đốc tình báo quốc gia duy nhất. Nhưng hành động này đã không được như hy vọng là thống nhất được cộng đồng tình báo, thay vào đó tạo ra một cơ quan nữa nằm chênh vênh bên trên 16 cơ quan khác. Bởi vì cả văn phòng giám đốc mới này lần Trung tâm chống khủng bố Quốc gia – một khuyến nghị nữa của ủy ban – đã thêm vào, thay vì thay thế, những chức năng hiện có của chính phủ, chúng đã làm rối hơn nữa những đường lối trách nhiệm. Việc này đã phần lớn được làm rõ khi kẻ sắp thành khủng bố Umar Farouk Abdulmutallab cố gắng làm nổ tung một chiếc máy bay chở hành khách đến Detroit vào ngày Giáng sinh năm 2009. Vụ việc đã dẫn đến cùng những hình thức tố cáo lẫn nhau như những vụ việc sau sự kiện 11/9, về việc thông tin không được tập hợp và sắp xếp đúng thứ tự, và các điểm không được kết nối – chỉ có lần này chúng được nhằm vào những sáng tạo của chính ủy ban 11/9.

“Tình báo đã trở nên tốt hơn kể từ sự kiện 11/9”.

Đúng như vậy, nhưng không phải vì những lí do như bạn nghĩ.

Dĩ nhiên là việc có một tấm séc đế trống thực sự trong một thập kỷ tạo nên một sự khác biệt. Sự bùng nổ lớn hậu 11/9 trong ngân sách tình báo – mà theo Ủy ban tình báo Thượng viện, đã tăng gấp đôi kể từ năm 2001 – ít nhất đã cải thiện đôi chút lợi thế của việc phát hiện ra mỏ vàng thông tin tiếp theo sẽ tạo điều kiện cho Mỹ có thể tiếp cận một âm mưu khủng bố lớn hay hạ gục kẻ xấu.

Nhưng chính một sự thay đổi mạnh mẽ và rõ ràng trong những ưu tiên của Mỹ sau sự kiện 11/9 đã tạo nên sự khác biệt nhất. Chống khủng bố, hơn bất cứ nhiệm vụ tình báo nào khác, phụ thuộc vào sự hợp tác chặt chẽ với các chính phủ khác, có sự hiểu biết trực tiếp quan trọng, cảnh sát địa phương và những quyền điều tra mà Mỹ thường thiếu. Trước khi có sự kiện 11/9, sự sẵn sàng hợp tác của những chính phủ đó thường là ít, đặc biệt là khi nó có nghĩa phá hỏng những lợi ích trong nước. Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9, các quan chức Mỹ có thể đặt lên bàn những người đồng nhiệm nước ngoài của họ và nói rằng: “Lần này, chúng ta thực sự muốn nói lên điều

đó”. Có thể thấy rõ một số kết quả của sự thay đổi lớn này – nhũng sự thành công trong việc đóng băng hay tịch thu tài sản tài chính của những kẻ khủng bố. Nhiều kết quả khác về cơ bản là ít hơn thế. Sự thành công hay thất bại tương lai trong việc lần theo dấu vết những mối đe dọa như chủ nghĩa cực đoan bài Mỹ ở Nam Á tương tự sẽ phụ thuộc vào tình trạng các mối quan hệ Mỹ-Pakixtan hơn là vào việc thực hiện sự hỗ trợ của bộ máy hành chính ở Oasinhtơn.

Sự hợp tác trong số các cơ quan chống khủng bố của các chính phủ thường tiếp tục bất chấp những sự bất đồng về chính trị giữa bản thân các chính phủ. Tuy nhiên, cuối cùng thì sự hợp tác như vậy phụ thuộc vào thiện chí mà Mỹ được hưởng và sự lành mạnh của cảc mối quan hệ của nước này trên khắp thế giới. Khi sự kiện 11/9 lùi dần vào lịch sử, sự sẵn sàng chia sẻ thông tin của các nhà nước là một tài sản trống rỗng. Chúng ta đã nghĩ một cách xác đáng về tình báo như một sự trợ giúp quan trọng cho chính sách đối ngoại, nhung chúng ta cũng cần phải nhớ rằng chính sách đối ngoại tác động đến ngành tình báo nhiều như thế nào.

“Tình báo tốt có thể cứu chúng ta khỏi những sự bất ngờ tồi tệ”.

Chúng ta mong đợi như vậy.

Đầu tháng 2 năm 2011, chỉ 1 tuần trước khi phong trào Mùa Xuân Arập chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 3 thập kỷ của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, chủ tịch ủy ban tình báo Thượng viện, đã tra hỏi một quan chức CIA trong một phòng họp đồi Capitol. Feinstein đã nói với Stephanie O’Sullivan, khi đó là Phó giám đốc CIA: “Tổng thống, ngoại trưởng, và Quốc hội đang ra các quyết định chính sách về Ai Cập, và những nhà hoạch định chính sách đó xứng đáng có phân tích tình báo kịp thời. Tôi có những hoài nghi liệu cộng đồng tình báo có sống theo những nghĩa vụ của nó ở khu vực này không?”.

Feinstein khó có thể là người duy nhất chỉ trích sự bất lực của các cơ quan tình báo Mỹ trong việc dự đoán tốc độ mà theo đó ngọn lửa thắp lên bởi người bán hoa quả dạo người Tuynidi Mohamed Bouazizi, đã tự thiêu vào ngày 17/12/2010, sẽ lan rộng ra khắp thế giới Arập.

Nhưng tất cả các cuộc đại tu bộ máy và các ủy ban điều tra trên thế giới không thể thay đổi một thực tế không thể chối cãi: nhiều điều chúng ta muốn các cơ quan tình báo của chúng ta biết là quá phức tạp để có thể tạo khuôn mẫu hay dự đoán. Những gì cộng đồng này nên được mong đợi sẽ mang lại – và dựa trên bằng chứng có thể có được một cách công khai có giới hạn, thì rõ ràng là nó đã mang lại – là sự hiểu biết chiến lược về những điều kiện và thái độ mà, có được một tia lửa thích đáng, có thể bùng lên thành cuộc cách mạng phát triển đầy đủ.

Những lời buộc tội lẫn nhau và những đòi hỏi gần đây nhất chỉ là những gì mới nhất trong một dãy dài tính từ cuộc tấn công bất ngờ vào Chân Châu cảng năm 1941, Những nguồn tin đã tận tâm với ngành tình báo đã tăng đáng kể trong 7 thập kỷ qua, và các cơ quan tình báo đang tiếp tục tìm kiếm các cách để cải thiện cách họ làm việc. Nhưng không có một thay đổi nào trên biểu đồ phát triển có thể loại bỏ được những bất ngờ khó chịu và sẽ luôn luôn có những thách thức mới – đặc biệt là trong thời đại thông tin không ngừng được phổ biến.

Tình báo có thể giúp xử lý tình trạng không chắc chắn, xác định phạm vi của nó và định rõ cái gì có thể được biết đến và cái gì có thể vẫn không được biết đến. Nó có thể phân biệt tình trạng không chắc chắn thực sự với sự hoàn toàn không biết gì bằng việc thu thập một cách có hệ thống tất cả các thông tin sẵn có, nhưng nó không thể loại bỏ tình trạng không chắc chắn và nó không thể ngăn chặn tất cả sự bất ngờ, bao gồm cả những bất ngờ lớn. Các nhà lãnh đạo phải chấp nhận thực tế này: họ phải chờ đợi – và sẵn sàng – bị bất ngờ.

Với lời cám ơn thích đáng dành cho Ronald Rumsfeld, điều đó cũng có nghĩa là chờ đợi những điều chưa biết không được biết đến. Chúng ta sẽ không chỉ không biết được tất cả những câu trả- lời đúng đắn – chúng ta sẽ thậm chí không hỏi tất cả những câu hỏi đúng đắn./.

2 nhận xét:

  1. Một cái nhìn mới về tình báo Mỹ

    Trả lờiXóa
  2. Tình báo có thể giúp xử lý tình trạng không chắc chắn, xác định phạm vi của nó và định rõ cái gì có thể được biết đến và cái gì có thể vẫn không được biết đến.Nhưng nó không thể loại bỏ tình trạng không chắc chắn và nó không thể ngăn chặn tất cả sự bất ngờ, bao gồm cả những bất ngờ lớn. Các nhà lãnh đạo phải chấp nhận thực tế này: họ phải chờ đợi – và sẵn sàng – bị bất ngờ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog