Chia sẻ

Tre Làng

LẢM NHẢM CHUYỆN ANH PHÚC

LâmTrực@

Bình thường em đéo thích chuyện can gián hai thằng oánh nhau, chả phải đầu lại phai tai, huống hồ đây là cuộc tỉ thí của hai anh to vật văn vã. Em sợ.

Nhưng thấy các anh các chị bàn kinh quá mà lại hay nữa chứ, nên quyết định uống thuốc liều tham gia tí cho vui. Em cũng đéo bênh anh nào hết mà nghĩ sao nói vậy.

Mọi người bảo anh Phúc ngu hay điên. Em chả nghĩ anh Phúc điên hay ngu. Anh này bôn ba làm cho Tây nhiều năm, tự mở công ty kinh doanh, trông tướng mạo cũng ngon, và là ĐBQH tức là chắc chắn không ngu, hoặc không điên. Nhưng riêng bài viết của anh về anh Dê Trong Nước thì em không hài lòng vì anh chửi rát quá. Mà rát quá nó không còn là phản biện nữa, trong khi hai anh còn phải làm việc với nhau trong cùng một diễn đàn chính trị có tầm ảnh hưởng đến bát cơm bát canh của nhà em. Em sẽ phân tích cụ thể như sau:

1. Trước hết, về vấn đề học vị của anh Dê Trong Nước

Em thấy trong ngữ cảnh cụ thể này anh Phúc em không sáng tẹo nào. "Nhà sử học" thì cần đéo gì phải là thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, phó giáo sư, giáo sư phỏng ạ? tất cả các loại văn bằng em vừa kể ra chỉ có ý nghĩa trang trí, nhất là trong điều kiện Việt nam hiện nay. Điều quan trọng là kiến thức sử học của anh Dê thế nào? 

Em lấy một ví dụ về chuyện này. Ông Trần Quốc Vượng là giáo sư sử học nổi tiếng, cây đa cây đề của ngành sử hẳn không ai tranh cãi. Sinh thời ông Trần Quốc Vượng đôi khi vẫn phải đến tham vấn một cụ mà em biết hiện nay vẫn còn sống, dù cụ đó chả có bằng sử học gì ngoài bằng cử nhân luật.

2. Chuyện về luật biểu tình. 

Anh Phúc lấy lý do đéo có từ tương đồng trong tiếng Anh nên không thảo luận và kết luận là anh Dê ngu, em thấy anh Phúc không thể được coi là người minh thông (cũng trong ngữ cảnh này thôi còn ngoài đời thì em vẫn tin là anh ấy minh thông) vì hai lý do. Thứ nhất là đã là luật thì quan trọng nhất là nó đóng góp cho cuộc sống, cho xã hội chứ cần đéo gì phải có từ tương đồng trong Tiếng Anh thì mới ra được luật, phỏng ạ? Chính vì dân trí chưa cao (nói theo cảm tính vậy thôi chứ đã có nghiên cứu hay tiêu chí đéo nào đâu mà biết dân trí mình cao hay thấp) nên mới cần có luật để biết là biểu tình (hay bày tỏ chính kiến bởi số đông) thế nào là hợp pháp. Ví dụ: cho phép tụ họp ở những đâu, bao nhiêu người, thời điểm tụ họp, nội dung tụ họp để tránh các bạo động không kiểm soát được. Thứ hai là bản thân lập luật của anh Phúc cũng sai và ngô nghê. Thuật ngữ "biểu tình" mà các vị đại biểu quốc hội thảo luận tương ứng với thuật ngữ "demonstration" nghĩa là bày tỏ chính kiến, biểu thị ý kiến bởi số đông tụ tập với nhau. Biểu tình có thể phản đối, ủng hộ, hoặc bày tỏ chính kiến về một vấn đề nào đó chứ không hẳn là "protest demonstration" như anh Phúc mô tả. Mà bản thân anh Phúc, dù là thày dạy tiếng Anh nhưng trình độ cũng lởm khởm. Đáng nhẽ cụm từ anh muốn dùng "Protest demonstration" phải là "protesting demonstration" (ấy là em cứ nghĩ thế cho đúng ngữ pháp, chứ đúng sai em cũng đéo biết rõ củ tỉ).

3. Về văn hóa từ chức. 

Theo em thì hôm anh Dê hỏi TT thì "ông nói gà, bà nói vịt". Anh Dê chỉ hỏi về "văn hóa từ chức" thì TT có thể trả lời quan điểm của mình về "văn hóa từ chức", chứ có ai đòi TT từ chức đâu mà phải viện dẫn đến mấy chục năm theo Đảng, những gì Đảng giao chưa bao giờ bỏ trách nhiệm. Nên anh Phúc cũng chưa hiểu về vụ này. Điều thứ hai là quan điểm của anh Phúc về "văn hóa từ chức" liên quan đến trốn trách nhiệm, duy trì uy tín của đảng cầm quyền ở tư bản có thể đúng. Tuy nhiên, điều này nên áp dụng trong bối cảnh Việt nam, khi mà những người có trách nhiệm ở nhiều cấp chưa thực sự hoàn thành trách nhiệm mà không bị mất chức. Khi anh nắm các vị trí có thể ra các quyết định lớn mà không thể hoặc không cần "từ chức" hoặc "mất chức" thì sẽ dẫn đến việc anh có thể không cần hoặc không nhất thiết phải suy nghĩ chín chắn, hời hợt khi ra các quyết định vì sai tý cũng đâu có chết ai. "Văn hóa từ chức" là văn hóa nâng cao ý thức về danh dự của người nắm những vị trí quan trọng, điều khiến người ta phải cẩn trọng hơn, chín chắn hơn trong mọi quyết định của mình. Các cụ nhà em vẫn nói đó là văn hóa ứng xử của người lãnh đạo.

4. Về chuyện đa đảng.

Bản thân em cũng đã đọc nhiều và thấy rằng tất cả các nước thuộc "Giải văn hóa Hoa tự" bao gồm Nhật bản, Hàn quốc, Sing, Trung quốc, Đài loan và Việt nam thì trừ Nhật bản phát triển từ lâu đời và Việt Nam còn lại các nước khác đều trải qua một thời gian dài trong chế độ độc đảng hoặc độc tài. Và điều kỳ lạ là chính các nước này trong kỳ độc đảng và độc tài là thời kỳ có kinh tế phát triển mạnh mẽ và khởi sắc, làm nền tảng cho sự thành công của họ ngày nay. Tuy nhiên, xét về cục diện thì trong thời kỳ độc tài và độc đảng ở các nước này vẫn có các hệ thống chính trị đối lập tuy nhỏ nhưng phần nào có tiếng nói phản biện với chính phủ và thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế, chống tham nhũng.. và đến khi các nước này thoát khỏi đói nghèo thì đều tiến tới một nền dân chủ tuy còn chập chững nhưng ngày càng ổn định. 

Em cũng đéo ủng hộ đa đảng tại thời điểm này vì nhiều lý do liên quan đến địa lý vùng miền, địa phương, dân tộc ít người, xung đột sắc tộc nhưng vẫn cần có nhiều hơn nữa tiếng nói phản biện để tăng thêm tinh thần trách nhiệm, tránh các sai lầm không đáng có. 

Riêng chuyện anh Phúc nói về Việt nam Cộng hòa chỉ có 1 Đảng Dân chủ của Ông Thiệu thì đủ biết kiến thức của anh Phúc lỗ mỗ thế nào? Khỏi bàn.

Tuy nhiên, điều mà em không thích ở anh Phúc là văn hóa tranh luận. Đành rằng là blog với forum như anh em mình ở đây thì nói phét thoải mái, đôi khi bỗ bã tý cho vui. Nhưng mà đã có số má, đường đường nghị viên như anh Phúc mà nói chuyện kiểu mạt sát đối phương thì phải nói là dù là có ăn học tử tế, có địa vị xã hội và bản thân là người khôn ngoan (không khôn ngoan thì làm sao làm được cho Tây, không khôn sao mở được công ty, không khôn sao làm đến ông Nghị) thì quả là khó chấp nhận lắm lắm.

Đấy, em lạm bàn tí tẹo cho vui vẻ thôi, chứ bản thân em đéo thích chính trị, chính em gì sất. Cứ thiết kế, cứ kết cấu, rồi trở về với canh điền, canh viên và canh nông là khỏe phải không các cụ?

1 nhận xét:

  1. Chí lý, làm đến ông Nghị rồi mà lời lẽ như thế thì khó "chấp nhận", đúng chỉ toàn làm chòe cho thiên hạ cười chê.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog