Chia sẻ

Tre Làng

Sạt lở trên đèo Bảo Lộc: Đang tìm kiếm 3 CSGT và 1 người dân bị vùi lấp

Công an tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo nhanh vụ sạt lở đất xảy ra trên đèo Bảo Lộc khiến 3 cán bộ CSGT cùng 1 người dân bị vùi lấp.


Đến 17h ngày 30/7, công tác cứu nạn, cứu hộ vẫn đang được khẩn trương thực hiện nhưng vẫn chưa tiếp cận được vị trí của 4 người mất tích.

Theo Công an tỉnh Lâm Đồng, ngày 30/7, mưa lớn kéo dài từ sáng sớm khiến nhiều điểm bị sạt lở, đất đá, cây cối ngã đổ tràn ra đường gây ùn tắc giao thông, nhiều phương tiện bị hư hỏng... Trước tình hình trên, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo ứng trực 100% lực lượng, phương tiện công an các địa phương, đơn vị liên quan phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ, phân tuyến, phân luồng và cảnh báo, hỗ trợ người dân.

Sạt lở trên đèo Bảo Lộc khiến giao thông tê liệt.

Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng giao các phòng nghiệp vụ phối hợp với Công an TP Bảo Lộc; huyện Đa Huoai thực hiện các biện pháp điều tiết, hướng dẫn, cảnh báo phương tiện, người dân không đi vào các khu vực sạt lở, nguy hiểm, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng tại các địa phương khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện dọn dẹp đất đá, cây cối ngã đổ để sớm thông đường.

Tuy nhiên, khoảng 14h30 ngày 30/7, nhận được thông tin khu chốt đèo Bảo Lộc (khu vực nằm giữa đèo Bảo Lộc) có hiện tượng sạt lở nên một số cán bộ chiến sĩ thuộc trạm CSGT Madanguoi - Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đã trở về chốt CSGT đèo Bảo Lộc để cùng người dân di dời phương tiện, trang thiết bị thì một lượng lớn đất đá đổ xuống vùi lấp 3 cán bộ, chiến sĩ công an.

3 cán bộ, chiến sĩ công an bị vùi lấp được xác định là Thiếu tá Nguyễn Khắc Th. (SN 1981); Thượng uý Lê Quang Th. (SN 1977); Thượng uý Lê Ánh S. (SN 1990).

Ngoài ra, một người dân tên Ngọc A. (đang làm việc gần hiện trường đến hỗ trợ di chuyển đồ đạc, thiết bị) cũng bị vùi lấp.

Một chiếc ô tô con tại Trạm CSGT Madaguoi bị vùi lấp.

Ngay sau khi nắm được thông tin, Giám đốc và Phó giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng trực tiếp xuống hiện trường chỉ huy tối đa lực lượng, phương tiện tiếp cận hiện trường, khẩn trương triển khai các biện pháp để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân đang bị vùi lấp.

NGUYỄN VƯƠNG - VŨ LIỄU

3 nhận xét:

  1. Cảnh sát giao thông vốn là một nghề khó khăn, gian khổ, luôn phải đối mặt với những rủi ro, nguy hiểm tính mạng. Thật đáng buồn là, trong quần chúng nhân dân, không phải ở đâu và khi nào, công việc này cũng được nhìn nhận công bằng.

    Trả lờiXóa
  2. đường đèo đã đi lại khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn khi hứng chịu hậu quả nghiêm trọng của vụ sạt lở này, mong rằng các cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng giải quyết hậu quả, giải cứu được các chiến sĩ và nạn nhân mắc kẹt trong bãi đất đá và lưu thông đường đi cho nhân dân

    Trả lờiXóa
  3. Họ dầm mưa dãi nắng, không quản ngại khó khăn hôm sớm, ngay cả hi sinh bản thân để giữ gìn trật tự an toàn giao thông một phần quan trọng của đời sống người dân cả nước. Thử hỏi, từ những góc phố nhỏ nhất đến các ngã rẽ đại lộ thênh thang, vắng sắc áo vàng, điều gì sẽ xảy ra!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog