Chia sẻ

Tre Làng

"Đất rừng phương Nam" với chiêu tiếp thị nhà trường

 Ong Bắp Cày

"Đất rừng phương Nam" đang nổi sóng với các ý kiến trái chiều dưới mọi góc cạnh. Xét dưới khía cạnh tiếp thị, có lẽ nhà sản xuất đang rung đùi, ngồi cười ha hả.

Quả thật, tiếp thị bằng chiêu tạo sóng để thu hút sự quan tâm của khán giả mà tạo ra hiệu ứng ầm ầm, ào ào như Đất rừng phương Nam là không dễ.

Trước Đất rừng phương Nam đã có Trấn Thành, Ngọc Trinh và nhiều ca sĩ... tự tạo ra các ồn ào về phát ngôn, đời tư... thu hút sự quan tâm của khán giả. 

Suy cho cùng, đó cũng là một hình thứ PR bản thân để sinh là lợi nhuận, làm tăng doanh số, dù không phải là đẹp.

Với đất rừng phương Nam, nhiều cư dân mạng đã  nhận định rằng, ồn ào tranh cãi trong những ngày qua có thể là kết quả của chiêu tiếp thị. Từ việc tỏ ra sơ hở khi viết trong Công văn xin phép ghi hình của Công ty cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê gửi UBND tỉnh và Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp ngày 12/10/2022 rằng "Đất rừng phương Nam theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng", cho đến chuyện đặt tên phim là Đất rừng phương Nam để ăn theo tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi, hay cố tình đưa các băng đảng Nghĩa Hòa đoàn, Thiên Địa hội có nguồn gốc Trung Hoa vào tác phẩm, hoặc cố tình chỉnh sửa theo phương châm đẽo cày giữa đường để tỏ ra lăng nghe dư luận... và những ồn ào thư ngỏ của nhà trường... đều nhằm mục đích gây tò mò và quảng bá bộ phim này.

Trong một bài viết vào tối 15/10, tôi đã viết rằng, một công ty khi có sản phẩm ra đời với mục đích thương mại thì việc tiếp thị là cần thiết. Tuy nhiên, tổ chức tiếp thị để lôi kéo khán giả nhằm tăng doanh thu như thế nào là cả một nghệ thuật. Nhà sản xuất đã rất tinh đời khi phát hiện ra rằng, học sinh, sinh viên hay các đơn vị có đông quân số là một lực lượng khán giả khổng lồ, mà nếu thông qua BGH nhà trường thì có khả năng sẽ lôi kéo được một lượng khán giả khổng lồ tới rạp và điều đó sẽ làm tăng doanh thu. 

Trên thực tế, thông qua việc đọc thư ngỏ của loạt trường thì có thể khẳng định nhà sản xuất đã bắt tay với BGH các trường để thông qua đó huy động học sinh, sinh viên đi xem. 

Để cho hợp tình, hợp lý, bảo đảm đại đa số học sinh, sinh viên phải đến rạp thì việc xem phim sẽ phải được lồng ghép vào chương trình giáo dục của nhà trường với tên gọi là "Hoạt động trải nghiệm tích hợp liên môn cho học sinh bằng hình thức xem phim "Đất rừng phương Nam".

Không khó để phát hiện ra chiêu thức này của nhà trường và nhà sản xuất phim. Bởi nếu đã là giờ học theo phương pháp "Hoạt động trải nghiệm tích hợp liên môn cho học sinh bằng hình thức xem phim" thì bắt buộc học sinh phải tham gia và phải được miễn phí, chứ không phải viết Thư ngỏ (nếu là thư ngỏ thì học sinh có quyền không đi). 

Ở đây nhà trường đã đề phòng phản ứng của dư luận nên mới viết thư ngỏ nhằm "bắt buộc" học sinh và sinh viên phải "tự nguyện" mua vé xem phim. Ai cũng ngầm hiểu rằng, nếu học sinh không tham gia xem phim thì hệ lụy là như thế nào, bới đây là tiết học trải nghiệm.

Quy định về tiết học trải nghiệm hay còn gọi là phương pháp giảng dạy tích hợp liên môn đã được Bộ GD&ĐT quy định tại nhiều văn bản và điểm cốt yếu là nội dung mà học sinh được trải nghiệm phải có liên quan trực tiếp đến nội dung chương trình môn học đã được Bộ quy định. Sẽ không thể, không được phép đưa vào chương trình giảng dạy những nội dung trải nghiệm mà chính bản thân các thầy cô chưa hề xem, chưa hề biết nó như thế nào, nhất là các nội dung có liên quan đến lịch sử dân tộc.

Việc đưa vào phim Đất rừng phương Nam vào chương trình môn học để yêu cầu học sinh, sinh viên phải mua vé xem phim theo tôi là vội vàng, thiếu thận trọng. Bởi, chính các thầy cô cũng được chưa xem và không biết trong phim có nội dung gì. Nếu cơ quan quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo hỏi rằng, "căn cứ vào đâu mà nhà trường lại đưa một bộ phim mới được khởi chiếu được đúng 1 hôm vào chương trình môn học", thì tôi nghĩ thầy Hiệu trưởng chắc chắn không thể trả lời được. Và khi đó, sự thật sẽ lòi ra... Sự thật ấy là gì, xin để bạn đọc tự trả lời.

Theo tôi, cách tiếp thị này là không ổn, cả nhà sản xuất phim và nhà trường đều phải rút kinh nghiệm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog