Chia sẻ

Tre Làng

HÀ NỘI KHÔNG VỘI ĐƯỢC ĐÂU...

Cơ hội khan hiếm, gái đẹp khan hiếm, lòng tốt cũng khan hiếm nên các anh lúc nào cũng như thằng đặt đít trên bếp than. Không nhanh lên thì thằng khác nó vợt mẹ nó mất thì vêu mõm. Nhể.

Đi ngoài đường các anh vượt đèn đỏ thì cũng ra một nhẽ. Đằng này đã đứng chờ tân 58 giây rồi, còn 2 giây nữa là các anh cũng cố vọt đi trước. Thậm chí đứng đằng sau xe người ta đang chờ mà các anh cũng bấm còi rát tai để được vượt đèn đỏ.

Chuyện các anh không tôn trọng luật lệ cứ cho là chuyện cá nhân đi nhưng sao cứ bắt người khác cũng phải trở thành thằng bất lương như vậy?

Chen lấn mọi chỗ từ cây xăng cho tới bệnh viện, công sở, bến xe, rạp chiếu phim mặc cho bao con mắt khó chịu của người đến trước. Thậm chí đến những việc tâm linh như đi lễ thánh thần thì các anh vẫn đến với cái tâm thế như vậy. Cứ như không mau mau lên thì thánh thần phù hộ hết cho nhà thằng khác.

Nhìn cảnh đi xin ấn đền Trần mà tôi phát khiếp.

Thế nhưng cái sự nhanh mấy giây khi giao thông của các anh nhiều khi nó lại làm chậm cả một đời. Chỉ cần bên kia có một anh cố chạy cho kịp đèn vàng là có khả năng xảy ra va chạm tốc độ cao. Cái sự nhanh một chút khi chen ngang khi xếp hàng nó cũng dễ nảy sinh ra va chạm nguồn lực mạnh. Đừng có giỡn mặt với thanh niên dân tộc truyền thống đánh trận cả nghìn năm nay.

Làm ăn cũng vậy. Nhanh nhạy là tốt nhưng sự chuẩn bị chu đáo để triển khai nó sẽ giảm thiểu thời gian cho việc xử lý những phát sinh. Các anh có biết vì sao công nghệ lập trình của Annamit vẫn chỉ lìu tìu không? Vì các anh viết mã nguồn cẩu thả vô đối chả theo chuẩn mực nào, không ghi chú nào. Thằng sau muốn sửa hay phát triển sản phẩm của các anh thì chỉ có nước cắn lưỡi tự tử.

Và trong tình yêu thì càng dục tốc bất đạt. Có giải quyết được cái ế trước mắt thì cũng mang đến hiểm hoạ tan đàn, sẻ nghé sau này.

Có ai biết tác giả câu thơ "Mau với chứ, vội vàng lên với chứ. Em, em ơi ,tình non sắp già rồi” sau này thế nào không?

Ông ta sống cô đơn với mấy quả sấu non trên cành cao chon von trên phố Cột Cờ.

Hà Nội không vội được đâu.

22 nhận xét:

  1. Một bộ phận người dân còn chưa tập cho mình thói quen hay văn hóa xếp hàng, chờ đợi tới lượt mình. Dù rằng như vậy sẽ tốn thời gian, nhưng nó thể hiện văn hóa, thể hiện được cái nhân cách mỗi người, sống không chỉ vì mình mà còn phải tôn trọng người khác nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Đi xe máy ngoài đường mới hiểu được hết cái cảnh này, chẳng hiểu mọi người vội vàng cái gì một hai giây, đứng đợi cả mấy chục giây chẳng sao, đây còn vài giây lại cố tình phóng đi, muộn thì một hai giây cũng có đáng gì nưa, nhanh 1 giây mà xảy ra tai nạn có mà chậm cả một đời.

    Trả lờiXóa
  3. Mình mới biết đi xe nên ra đường chả dám lạng lách bao giờ, đi đâu cũng cố gắng tính dư ra 30 phút cho thoải mái, ra đường thì cứ từ từ mà đi, vừa an toàn cho mình mà cũng là an toàn cho người khác, ừ thì đi nhanh thì đỡ phải phơi nắng ngoài đường, nhưng mà nguy hiểm lắm.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là không vội được đâu, ra đường cứ từ từ mà đi, chính vì cái tính không tuân thủ luật giao thông mới khiến cho đường phố chúng ta tắc đến vậy đấy. Ai cũng muốn nhích lên phía trước một tí mặc dù chả nhanh hơn là mấy, lúc đến lượt thì phóng vèo cái là xong, vậy mà còn phải phi lên vỉa hè, rồi thì lạng lách, đến chán.

    Trả lờiXóa
  5. Đi ra đường thì lấn làn, vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi siêu thị, đi chợ, đi trung tâm thương mại, hay bất cứ đâu đều không chịu xếp hàng, cớ sao cái văn hóa xếp hàng của dân ta nó lại kém đến như vậy, lúc nào cũng muốn mình được ưu tiên, lúc nào cũng muốn mình phải làm xong trước người khác.

    Trả lờiXóa
  6. Vội vàng gì vài giây, ra đường đừng để vài giây mà hối hận cả đời, ngoài đường lúc nào cũng có mật độ lưu thông cao, lúc nào cũng nghìn nghịt người đi lại, bấm còi inh ỏi, thế chưa đủ mệt hay sao mà còn cứ nghĩ cách vượt đằng nọ đằng kia nữa hả.

    Trả lờiXóa
  7. Cái nơi đất chật người đông thế này mà con người cứ chạy bán sống bán chết ngoài đường vậy, chính vì cứ tranh nhau đi mới gây ra tắc đường như thế, chính vì cứ vội vàng một vài giây mà mới nhiều tai nạn như thế, chính vì ý thức của con người mà xã hội mới loạn như thế

    Trả lờiXóa
  8. Thời buổi bây giờ, đèn đỏ, mọi người vẫn chen nhau đi, mình mình đứng lại thì sau đít nó còi um tỏi rồi nó chửi mình điên. Rồi dừng đèn đỏ còn 3, 4 giây nữa mới đèn xanh mà nó đã còi lấy còi để giục người ta đi. Thật hết nói, mình chấp hành đúng theo luật thì bị chửi là điên, là dở người, dễ thường lũ chúng nó sai luật thì nó là người bình thường chắc. Còn nhiều, nhiều thứ lắm. Có lẽ văn minh là một thứ tích lũy rất lâu chứ không phải ngày một ngày hai được.

    Trả lờiXóa
  9. Hà nội có vội được không?Được quá đi chứ ,cứ tiền vào là vội được ngay .Đây này:

    -Như bác giám đốc điếu cày quê xứ Nghệ ấy,bác ấy xây vội hàng chục chung cư vượt quy hoạch chiều cao cả mấy chục tầng ,xây khách sạn Mường thanh lấn hết cả hè đường ở Linh Đàm chẳng hạn,thế mà cái vội của bác ấy có thấy ai hỏi han gì đâu,không biết bác ấy có cử tiền của bác ấy mở đường mà vội được không?

    -Hay là cái dự án thay cây xanh già cỗi cong vênh ở khắp các đường phố Hà nội chẳng hạn ,nhoáng một cái dân chưa kịp giật mình mà cả trăm cây xanh tốt đã chết oan rồi,ai giám bảo Hà nội không vội được?

    -Hoặc là cái vụ bịt ngã tư phân làn xe 2 bánh bốn bánh tốn kém tiền tỷ chứ chẳng chơi ,vậy mà thoát hiện thoát biến cứ như ma làm ,thế chẳng gọi là vội được thì gọi là gì?

    -Hoặc giả cả trăm dự án bất động sản dùng dùng đền bù san gạt khắp các quận huyện để rồi cỏ mọc bò ỉa tiền mốc cao ngút trời ,như thế mà là không gọi là vội thì là trì trệ chắc?

    ....Tất nhiên Hà nội chật trội đông người nhiều việc lắm quan nhưng không phải không có nhiều cái vội đáng tội mà vưỡn rù rì như cụ rùa ngàn năm ...như thế này , Hà nội vẫn nên vội thật đấy,nhưng nên đúng lúc đúng chỗ !

    Còn mấy cha quảng bá quá đà gây tụ tập không thể kiểm soát tranh tắm tranh lộc tranh ăn tranh lễ tranh ấn tín ...thì phải phạt nặng kẻ tổ chức chứ trách gì thanh thiếu nhi hiếu kỳ .

    Trả lờiXóa
  10. Đất chật người đông thế này thì vội làm sao được, đi đâu cũng tính dư thời gian ra, còn trót muộn thì cũng muộn rồi, người mình cứ cao su lắm cơ chứ muộn màng gì, để rồi ra đường mà phóng ầm ầm, đến là sợ. Nhanh được mấy giây thì có giải quyết được vấn đề gì không.

    Trả lờiXóa
  11. Cứ giờ cao su cho lắm vào rồi ra đường mà vội, phóng nhanh vượt ẩu, rồi lạng lách đánh võng, tính mạng là của mình mà chẳng biết quý gì cả, cứ đi nhanh như vậy rồi tự gánh hậu quả nhé, mình không yêu thương mình thì làm gì còn ai làm được việc đấy nữa.

    Trả lờiXóa
  12. Trong tình yêu càng không thể nhanh vội được, dục tốc bất đạt, nếu bạn không đủ kiên nhẫn để chờ đợi người mà bạn yêu thương thì có được hay không cũng có ý nghĩa gì đâu, nhanh vội mà ẩu cũng chẳng bằng được chậm mà chắc, tình yêu cần bền vững chứ không cần tốc độ.

    Trả lờiXóa
  13. Đúng là ý thức tham gia giao thông của nhiều bộ phận còn quá hạn chế. Cái thói ích kỷ cộng thêm sự thiếu kỷ luật mà đôi khi gây ra những hậu quả không lường. Thôi thì cứ luật lệ của nhà nước ta làm bởi phía sau tay lái là mạng sống, là gia đình và cuộc sống. Mong rằng ý thức tham gia giao thông của người dân cũng sẽ dần dần được cải thiện chứ tôi không hề mong nó được cải thiện ngay lập tức.

    Trả lờiXóa
  14. Không chỉ ý thức tham gia giao thông mà ý thức xếp hàng hay ý thức nơi công cộng của người Việt Nam còn rất hạn chế. Chỉ đơn giản là việc xếp hàng ở cây ATM thôi cũng thấy khó khăn, chen lấn, xô đẩy rồi đến ý thức nơi công cộng cũng vậy. Còn quá nhiều điều chúng ta phải bàn đến về vấn đề đó. Hy vọng rằng thời gian sẽ giúp mỗi công dân Việt Nam tự trang bị cho mình ý thức tốt hơn nữa để có thể có những hành động, ứng xử văn minh, phù hợp với đạo lý dân tộc.

    Trả lờiXóa
  15. Đại bộ phận người dân Việt Nam giờ tham gia giao thông là vậy. Đèn đỏ có công an thì đứng chờ không có thì vượt ngay. Đến lúc va chạm giao thông xảy ra thì kêu ai.

    Trả lờiXóa
  16. Văn hóa xếp hàng của người Việt thì thuộc loại kém rồi, bao giờ cũng phải đùn đẩy chen lấn để vượt lên trước rồi lại dẫn đến tranh cãi đánh nhau.

    Trả lờiXóa
  17. Khó mà thay đổi ngày một ngày hai cái văn hoa giao thông cũng như văn hóa xếp hàng của nguời Việt Nam. Chỉ hi vọng ý thức người dân sẽ thay đổi thôi.

    Trả lờiXóa
  18. Nhanh và vội đối với giao thông thì chỉ có ân hận cả đời. Nhiều bài học nhãn tiền ra đấy.

    Trả lờiXóa
  19. Nhanh một giây, chậm cả đời. Chúc các cụ, các mợ an toàn trên mọi nẻo đường. An toàn cho chính mình và cho những người xung quanh

    Trả lờiXóa
  20. Người dân Việt Nam vẫn chưa rèn được cho mình thói quen xếp hàng. Ra đường tham gia giao thông thì vượt đèn đỏ rồi lạng lách. Đến các khu vực công cộng thì chen lấn, xô đấy rồi chen hàng mặc cho bao con mắt khó chịu của những người đang kiên nhẫn chờ đến lượt mình. Đây là một thói quen rất xấu và đáng chê trách. Nó không chỉ thể hiện nhận thức kém mà còn là văn hóa ứng xử han chế.

    Trả lờiXóa
  21. Nhanh một giây, chậm cả đời. Hành động vội vàng vượt đèn đỏ sớm 2s thôi nhưng nó thể hiện một ý thức kém khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc làm này là vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể gây ra tai nạn cho chính người vi phạm và cả cho ngững người xung quanh. Vì vậy mỗi người cần tự nâng cao ý thức cá nhân, tính tự giác khi ra đường. Vì một môi trường an toàn và văn minh

    Trả lờiXóa
  22. Bangtuyet nhietdoi19:48 11/1/16

    Ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người VN còn nhiều hạn chế. Họ không tự giác mà chỉ khi thấy bóng cảnh sát giao thông thì mới miễn cưỡng chấp hành . Sự ích kỷ và thiếu kỷ luật nhiều khi gây ra những hậu quả đáng tiếc. Vì sự an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người hãy tự giác chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục cũng cần được triển khi và nhân rộng. Việc làm này sẽ từ từ thay đỏi được thói quen thiếu ý thức của người dân.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog