Chia sẻ

Tre Làng

NƯỚC MẮT NGƯỜI LỚN NGÀY TẾT


Chúc cả nhà năm mới, thắng lợi mới!


Ngày Tết, tiếng cười và giọt nước mắt của người lớn.

Nói vui như Tết , mà đúng là Tết vui thật.

Tết không phải là lên đồng tập thể, mà hợp với lòng người, là ý của Trời Đất.

Nó không phải là cái mốc cái dấu của con người tự ý vạch ra cho chu kì của vũ trụ, mà do đến lúc đó Trời Đất đã quay hết một vòng, tới sự tận cùng của mệt mỏi, chuẩn bị cho hành trình tiếp theo vô tận vào vũ trụ vô biên.

Con người dù có quên Tết, nhưng đồng hồ sinh học trong họ không bao giờ nhầm. Nó chính xác nhưng vô ý thức như bao loài động vật, và kể cả cỏ cây. Là bản năng của sự sống gắn liền với nhịp quay vũ trụ. Và năm cùng tháng tận, dù không nhớ ngày tháng, lòng ta cũng nôn nao, dù vô ý thức, đó là cảm giác của bản năng bẩm sinh sinh tồn.

Và đi xa hơn bản năng sinh tồn của các loài, con người nhân dịp Tết là dịp tụ họp quan tâm người thân gia đình, chỗ dựa tinh thần, sau một năm mải mê kiếm ăn. Không phải ngẫu nhiên, ngày lễ Giáng sinh vào một đêm cuối tháng mười hai, ngày u ám nặng nề nhất trong năm, theo thiên văn học. Ngày đó, mọi hàng quán đóng cửa, tất cả mọi người phải xum họp ăn bữa tối trong gia đình, cùng tặng quà nhau. Còn phương Đông thì có ngày Tiết, chuyển Tiết, mà ta quen gọi là Tết.

Người lớn trẻ con ai cũng háo hức Tết, chỉ vì những món quà nhỏ mặc dù trong năm không thiếu cái gì. Chỉ vì những món ăn do tự tay người thân mình nấu, chỉ vì bữa ăn thong thả bình tâm trong cả nhà vui vầy mà không tìm thấy bất kì bữa tiệc nào với đối tác làm ăn.

Nhưng tôi không quên được có cái Tết khi thăm những người sống chui lủi ở khu gầm cầu Long Biên chờ đợi một ngày mai sáng sủa. Nhìn có người tóc đã bạc run rẩy bưng bát cơm ngày Tết mà ràn rụa nước mắt, tôi không nỡ hỏi vì sao.

Lại chợt nhớ tới Ông tôi ngày xưa. Cái thời nghèo khổ quanh năm tiết kiệm để cái Tết có miếng thịt. Ông tôi thò tay bốc miếng thịt trên bàn thờ, bị Bà tôi mắng, Ông ngồi rơm rớm nước mắt.Không phải vì bị mắng, mà nghĩ đến cái tủi cái nhục của kiếp nghèo. Nhưng đến lúc dọn xuống ăn, Ông lại nhường hết thịt cho bọn nhóc chúng tôi. Đến bây giờ, tôi rất muốn, và có khả năng, dẫn ông đi đãi quanh năm ở tất cả khách sạn ở Hà nội, nhưng tôi không thể, vì ông đã sang thế giới bên kia rồi.

Sau này khi ra ngoại quốc, vào cái Tết nào đó, em gái gọi điện sang  "Tết này bà không phải đi vay tiền sắm Tết nữa vì các cô các bác đã gửi tiền từ ngoại quốc về”. Nghĩ thấy cay cay nơi sống mũi. Tủi thân cho nền kinh tế nước nhà.

Mùng một Tết, gọi điện về nhà chúc Tết, lại cô em gái  "Bữa cơm tất niên, vì anh, các cô các bác không về, mâm cơm vắng quá, Bà khóc, em phải nói mãi mới thôi

Mỗi khi Tết về, tôi lại ngại. Vì những giọt nước mắt của người lớn.

4 nhận xét:

  1. Thời ngày xưa thật là khổ,khi đó còn đầy đủ con cháu.Bây giờ không thiếu thốn nữa thì mâm cơm lại vắng con cháu.Người bà thật đáng thuơg

    Trả lờiXóa
  2. Dù đi xa hay về gần thì đến ngày Tết mọi người hãy cùng nhau ngồi lại bên nhau bên mâm cơm ấm cúng. truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên gìn giữ

    Trả lờiXóa
  3. Thanh niên cả năm đi học đi làm hết, đến cái Tết cũng ko về bên bố mẹ người thân được thì thật là đáng trách

    Trả lờiXóa
  4. Sói Con22:17 8/2/13

    Ngày tết chỉ có những đứa trẻ là vui thôi.Được nhân lì xì .Còn người lớn thì lại khóc...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog