Chia sẻ

Tre Làng

BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tàu Trung Quốc tăng tốc độ ngăn cản, đâm va tàu thực thi pháp luật Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 7/7, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành đã có bài viết “Ai là kẻ gây bất ổn tại biển Đông-Vài lời với Đại sứ Ninh Phú Khôi" đăng trên báo Matichon (Thái Lan) phản bác những luận điệu sai trái của Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan về vấn đề Biển Đông.

Bài nên đọc: Mõm Chó

Trước đó, ngày 23/6, cũng trên chính tờ báo này, Đại sứ Trung Quốc đã trình bày quan điểm của ông về vấn đề Biển Đông, trong đó có nhiều lập luận thiếu cơ sở. 

Trong bài viết của mình, Đại sứ Nguyễn Tất Thành cho rằng thông tin mà Đại sứ Ninh Phú Khôi nêu trong bài cho rằng "Việt Nam quấy rối hoạt động của Trung Quốc" thực chất là chép lại từ tài liệu ngày 8/6/2014 công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. 

Theo Đại sứ Thành, cả tài liệu này cũng như trong các cuộc họp báo khác nhau, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra được bằng chứng thuyết phục và khách quan để chứng minh luận điểm của mình. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các bạn đọc Thái chắc không khó kiểm chứng được từ các nguồn thông tin công khai và khách quan để thấy được đúng sai trong các thông tin mà Đại sứ Ninh đã nêu.

Thực tế là hoạt động trái phép của giàn khoan Trung Quốc cũng như hành động hung hăng, vô nhân đạo của các tàu hộ tống giàn khoan của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam đã được thông tin đầy đủ bởi nhiều cơ quan truyền thông cả trong và ngoài khu vực, của các nước phát triển và đang phát triển. Các phóng viên nước ngoài, các nhà bình luận quốc tế hay các học giả và chính giới đều có chung nhận định rằng chính hành động đơn phương, khiêu khích không phù hợp với luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) của Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình hình căng thẳng hiện nay.

Thứ hai, Đại sứ Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh ông không thể đồng ý với quan điểm của Đại sứ Ninh cho rằng Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chủ quyền liên tục, hợp pháp và ổn định đối với quần đảo Hoàng Sa từ giữa và cuối thế kỷ thứ 10 vì điều này mâu thuẫn với lịch sử và nhầm lẫn về pháp lý. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền một cách liên tục và hòa bình đối với quần đảo Hoàng Sa, chí ít là kể từ thế kỷ 17, khi mà vùng lãnh thổ này còn vô chủ. Các chúa Nguyễn của Việt Nam đã thành lập những đội dân binh, gọi là đội Hoàng Sa, để cai quản và khai thác quần đảo Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa này có nhiệm vụ hàng năm tới quần đảo Hoàng Sa để khai thác sản vật, đo đạc, trồng cây, dựng bia, xây dựng chùa chiền, cứu hộ tàu thuyền... Tất cả những hoạt động này đều được ghi lại trong các tài liệu chính thức.

"Tôi nói rằng có sự mâu thuẫn với lịch sử trong phát biểu của Đại sứ Ninh vì theo như tôi biết năm 1898, trước việc chủ tàu Bellona và Himeji Maru đòi nhà đương cục Trung Quốc bồi thường cho việc ngư dân Trung Quốc cướp tài sản hai chiếc tàu này khi chúng bị đắm tại Hoàng Sa, Phó vương Quảng Đông đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là vùng đất vô chủ, không thuộc về Trung Quốc, không có liên quan gì về mặt hành chính đối với bất cứ quận nào của Hải Nam và không cơ quan nào có trách nhiệm kiểm soát khu vực này. Điều này thực ra cũng dễ hiểu thôi vì trong một thời gian dài của lịch sử, các triều đình nhà Minh và nhà Thanh đã áp dụng chính sách “Hải cấm” thể hiện một sự lo ngại đối với những mối hiểm họa từ biển hơn là một tư duy mong muốn vượt ra khỏi lãnh thổ lục địa để làm chủ biển. 

Chính vì tư duy của người Trung Quốc đối với biển và về quần đảo Hoàng Sa như vậy, nhà bản đồ học hàng đầu người Pháp là Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville đã thể hiện lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736-1795) chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam (không bao gồm các đảo ở Biển Đông như quần đảo Hoàng Sa) trong tấm bản đồ xuất bản tại Đức thế kỷ 18. Tấm bản đồ này đã được Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng Ba vừa qua khi ông Tập Cận Bình tới thăm Đức.

Trong khi đó, chính tài liệu của Trung Quốc, như "Hải ngoại Kỷ sự" (Haiwai jishi) năm 1696 hay "Hải Lục" (Hailu) năm 1820 và tài liệu quốc tế như "Journal of the Asiatic Society of Bengal" (1837) và "Journal of the Geographical Society of London" (1849) đã công nhận và thể hiện quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam," Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan nhấn mạnh. 

Đại sứ Nguyễn Tất Thành khẳng định về mặt pháp lý, không có bất cứ tài liệu quốc tế chính thức liên quan nào ghi rằng Trung Quốc giành lại Hoàng Sa từ Nhật Bản năm 1946 như Đại sứ Ninh đã viết. Trái lại, tại Hội nghị San Francisco năm 1951, đề xuất yêu cầu Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống trong tổng số 51 nước tham dự. 

Cũng tại hội nghị này, Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa mà không gặp phải bất kỳ phản đối nào. Tiếp đó, Hội nghị Geneva năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, có nghĩa là bao gồm quần đảo Hoàng Sa đang do các lực lượng của Pháp và Việt Nam Cộng hòa quản lý. 

Chính vì chủ quyền đối với Hoàng Sa thuộc về Việt Nam và Trung Quốc với tư cách là quốc gia tham gia Hội nghị Geneva năm 1954 biết rất rõ về điều này, hành động mà Đại sứ Ninh gọi là “đánh đuổi” quân đội miền Nam Việt Nam tại Hoàng Sa thực chất là hành động xâm lược bằng vũ lực và đã bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng như Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lên án mạnh mẽ. Một hành động như vậy không thể là cơ sở để Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền như Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nêu và đăng trên Nhân dân Nhật báo cùng ngày.

Thứ ba, Đại sứ Việt Nam bác bỏ nhận định của Đại sứ Trung Quốc khi ông Ninh Phú Khôi cho rằng "hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) lần này là sự tiếp nối của tiến trình thăm dò trong suốt 10 năm qua, hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc và Việt Nam không có quyền phát biểu, không có quyền can thiệp hoặc ngăn cản."

Theo Đại sứ Nguyễn Tất Thành, hoạt động trái phép, như thăm dò, khảo sát, của Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông trong 10 năm qua luôn gặp phải sự phản đối của Việt Nam dưới nhiều hình thức và ở các cấp khác nhau. Thậm chí, trước thái độ thiếu thiện chí của Trung Quốc và việc xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi chính đáng của Việt Nam tại Biển Đông, ngày 5/8/2010, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công khai lên tiếng phản đối. 

"Việc Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 lần này là để bảo vệ khu vườn cùng các cây cối tại đó của mình đang bị một người hàng xóm vô cớ đòi sở hữu," Đại sứ Thành nhận định.

Thực vậy, khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ 60-80 hải lý. Việc làm của Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được quy định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. 

Đại sứ Ninh nói rằng khu vực giàn khoan Hải Dương-981 là thuộc vùng biển của “Tây Sa” (Hoàng Sa của Việt Nam) do cách đường cơ sở của quần đảo này 17 hải lý trong khi cách đường cơ sở Việt Nam từ 120-140 hải lý. Việc Trung Quốc vẽ đường cơ sở quanh quần đảo “Tây Sa” là vô giá trị, không phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

"Điều tôi muốn nói thêm ở đây là chính Trung Quốc đã “không giữ lời” khi muốn xóa bỏ lời nói của lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tháng 9/1975 rằng Việt Nam và Trung Quốc sẽ đàm phán giải quyết vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa như được ghi nhận trong Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc," Đại sứ Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh. 

Để hỗ trợ cho hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981, Trung Quốc huy động một lực lượng hùng hậu tàu bè và máy bay các loại, có lúc lên tới gần 140 chiếc, trong đó có cả những tàu quân sự hiện đại, trang bị vũ khí đầy đủ để cản phá hoạt động của các tàu dân sự của Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam đang thực thi pháp luật trên vùng biển của Việt Nam. Các tàu Trung Quốc đã đâm va, phun vòi rồng vào các tàu của Việt Nam trong phạm vi bán kính cách giàn khoan trên 10 hải lý, gây thương tích cho hàng chục cán bộ kiểm ngư và ngư dân, gây hư hại nhiều tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Vô nhân đạo hơn cả là việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam đang đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các tàu của Trung Quốc ngăn cản hoạt động tàu Việt Nam cứu trợ đối với 10 thuyền viên của tàu bị chìm. 

Các hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần và lời văn của DOC cũng như các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Hành động của Trung Quốc đã không còn là một vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc mà đã và đang đe dọa an ninh, an toàn, tự do hàng hải và gây bất ổn trong khu vực. Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam phản đối mà nhiều nước trên thế giới đã bày tỏ quan ngại và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động khiêu khích của mình. 

Cuối cùng, trong bài viết của mình, Đại sứ Ninh nói rằng “Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm, chúng tôi “không gây chuyện” và không muốn thấy khu vực xung quanh chúng tôi xảy ra những rắc rối.” Tuy nhiên, Đại sứ Việt Nam cho rằng các hành động của Trung Quốc trong vụ giàn khoan Hải Dương-981 đã thể hiện khoảng cách rất lớn giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc. 

Đại sứ Việt Nam cũng hoan nghênh tuyên bố của Đại sứ Ninh rằng “Nếu bất cứ việc gì có thể làm dịu tình hình, chúng tôi đều sẽ quyết tâm tiến hành thúc đẩy.”

Đại sứ Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng điều thiết thực nhất hiện nay là Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam và cùng Việt Nam giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan. Về điểm cuối cùng này, cá nhân tôi thấy rằng Đại sứ Ninh và tôi nên tận dụng những hiểu biết của mình về tranh chấp hiện nay xung quanh hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 ở Biển Đông để đưa ra những đề xuất phù hợp với cơ quan chức năng trong nước, kể cả việc kiến nghị chính phủ hai nước trình bày những bằng chứng lịch sử và lập luận pháp lý của hai bên trước một cơ quan tài phán quốc tế để phân xử chứ không chỉ dừng ở việc trình bày quan điểm trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc Trung Quốc đồng ý sử dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp này và quan trọng hơn là tuân thủ phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế chính là điều thiết thực để giúp các nước nhỏ như Việt Nam và Thái Lan có lòng tin rằng Trung Quốc thực sự thực hiện “trách nhiệm” của một nước lớn”.

Theo VietNamPlus

19 nhận xét:

  1. Với những gì TQ đã làm, ỷ mạnh hiếp yếu thì cho dù VN có ra đàm phán song phương thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì vì họ trước sau gì cũng mong muốn thực hiện cho bằng được là thâu tóm gần hết biển đông theo cách họ gọi là đường lưỡi bò...Hãy khởi kiện họ ra tòa án quốc tế, chúng ta đang có thuận lợi từ sự ủng hộ của rất nhiều nước trên thế giới và đó cũng phần nào ngăn cản cho họ thực hiện ý đồ của mình!

    Trả lờiXóa
  2. dù có thế nào chăng nữa Việt nam vẫn sẽ cố gắng để giữ vững chủ quyền biển đảo mặc cho trung quốc có thực hiện âm mưu toan tính trên biển Đông. Chúng ta cần liên kết các nước trong đông nam á để cùng nhau chống Trung quốc trên các mặt trận ngoại giao vì khi Trung quốc không chiếm được chúng thường phá hoại trên các mặt trận khác Việt nam chúng ta cần cảnh giác cao độ.

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta không hề sợ Trung Quốc mà đảng ta đang khéo léo trong việc giải quyết những vần đề có liên quan đến hai nước khi mà nước ta ngay bên cạnh một nước lớn với tư tưởng đại Hán và tham vọng lớn nên việc ứng xử với Trung Quốc là hết sức cẩn thận, ta nhún nhường một cách khéo léo nhưng thể hiện rõ quan điểm quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình, làm tất cả những gi có thể để giữ vững những mảnh đất thiêng liêng của dân tộc, lũ rận chủ thật xấu xa khi xuyên tạc nói Đảng ta sợ Tàu, cái mà chúng muốn là kích động bêu xấu Đảng chính quyền chứ cái lũ đấy thì yêu nước cái nỗi gì, chúng chỉ biết yêu dola mà thôi

    Trả lờiXóa
  4. năm 1898, trước việc chủ tàu Bellona và Himeji Maru đòi nhà đương cục Trung Quốc bồi thường cho việc ngư dân Trung Quốc cướp tài sản hai chiếc tàu này khi chúng bị đắm tại Hoàng Sa, Phó vương Quảng Đông đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là vùng đất vô chủ, không thuộc về Trung Quốc, không có liên quan gì về mặt hành chính đối với bất cứ quận nào của Hải Nam và không cơ quan nào có trách nhiệm kiểm soát khu vực này.

    Trả lờiXóa
  5. Phát xít thua trận, Hội nghị San Francisco được tổ chức với 51 nước tham dự. Điều 2 của hòa ước San Francisco năm 1951 có hiệu lực tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia từng bị phát xít Nhật chiếm đóng. Đoàn đại biểu Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và nhận được sự đồng ý của 48/51 đại biểu của các nước tham dự và tiếp tục sự quản lý hoàn toàn hợp pháp của mình với Hoàng Sa và Trường Sa.

    Trả lờiXóa
  6. Cuối năm 1974, sau khi Trung Quốc đánh chiếm trái phép Hoàng Sa, Đoàn VNCH cũng tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của LHQ tại Caracas ngày 2/7/1974. Trong hội nghị này, ngày 28/8/1974 tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc, Trưởng phái đoàn VNCH đã lên diễn đàn long trọng tuyên bố rằng: “Chính phủ VNCH không chấp nhận mọi xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bất kể trên đất liền hay khoảng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Cũng như đã có thông báo với Tổng thư ký LHQ và Hội đồng An ninh, Phái đoàn VNCH xác nhận một lần nữa rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những thành phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH”.

    Trả lờiXóa
  7. chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

    Trả lờiXóa
  8. những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền.

    Trả lờiXóa
  9. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

    Trả lờiXóa
  10. trên tờ bản đồ An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838 có ghi dòng chữ Latin: Paracel seu Cát Vàng, nghĩa là “Paracel hoặc là Cát Vàng”. Giám mục Taberd là tác giả một bài viết in trong tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal (số 6, năm 1837) xuất bản tại Calcuta, đã khẳng định: “Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina”, tức là thuộc về Việt Nam. Bản gốc của bản đồ này hiện đang lưu giữ tại Thư viện quốc gia Pháp Richelieu tại Paris.

    Trả lờiXóa
  11. Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645 thì quần đảo Pracel (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong)

    Trả lờiXóa
  12. Từ hơn 5 thế kỷ trước, Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý... phương Tây thừa nhận và ghi dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ.

    Trả lờiXóa
  13. Thế giới chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

    Trả lờiXóa
  14. Lê Văn Buồi09:02 10/7/14

    Bọn a dua nào mà chả bảo đãng ta là đãng đỉnh cao muôn chượng. Ngay gã thợ thơ Tú Hữu sướng danh một đời còn phọt bãi thơ độc đáo như thổi bể phốt ... cơ mà cuốn theo chiều của quả bóng lăn và niềm vui trổi dậy hey! Argen-china. Chúng tớ quét bãi thơ Tú Hú thẳng vầu lỗ nhĩ bọn sai nha ăn hại đát nái a dua chính chí chính anh nhà sản xuất chuồng ...

    Tố Hửu

    "GIẾT. GIẾT nữa ! Bàn tay không ngơi nghỉ.
    Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong.
    "Cho ĐẢNG TA chúng bước 1 lòng,
    Thờ MAO Chủ tịch, thờ XÍT-ta-lin bất diệt"

    Ôi mẹ kiếp bọn thợ thơ xứ Lừa lọt za đời cũng chít lấy mấu dân Việt uống để ăn thề tôn thờ Ác quỹ cùng lũ lang-sa s-la-vơ ác bất tử.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi nghĩ rằng có 1 cách thực tế và mau hơn nhiều để VN lấy lại Hoàng Sa, đó là trước hết kiện TQ ra toà án QT để được công nhận chủ quyền thuộc về VN, khiến cho TQ nhận rõ ra rằng cái giá phải trả cho sự chiếm đoạt biển Đông không chỉ là quá đắt, mà còn là "không thể" vì TQ sẽ không bao giờ có thể được an vị ở những vùng biển/đảo thuộc chủ quyền của VN, cũng như của các nước láng giềng. Chúng ta cần phải có những biện pháp mạnh tay để có thể ngăn chặn cũng như cho thế giới biết được những hành vi sai trái của trung quốc.

    Trả lờiXóa
  16. Chiến tranh không phải trò đùa. Chân lý giản đơn nhưng không phải ai cũng ý thức. Với đại đa số người trẻ, chúng ta cần phải đọc để hiểu chiến tranh là tột cùng đau thương mất mát. Hãy đọc "Nỗi buồn chiến tranh", "The things they carried", hay "All quiet on the western front"... Phần lớn người Mỹ đã không đọc, và đã gây ra bao tội ác, giờ đến người Trung Quốc. Nếu người Việt cũng không dừng lại để đọc để hiểu chúng ta sẽ dẫm lên vết xe đổ của họ, là đi vào chiến tranh như một trò đùa và xem mạng người như cỏ rác. Chúng ta hãy đấu tranh nhưng cũng cần phải thật khôn ngoan khéo léo để là sao có thể mang lại hiệu quả nhất.

    Trả lờiXóa
  17. Dân tộc Việt nam là một dân tộc anh hùng và để có được cái đó thì từ ngàn năm nay dân tộc Việt nam luôn Kiên định đối với nền Độc lập mà Sáng suốt để luôn tìm được còn đường tốt nhất cho cả dân tộc. Từ ngàn xưa rồi ta đều thấy trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, ... đời nào cũng thấy dân tộc Việt Nam luôn nhún nhường và tìm mọi cách để giữ gìn nền Hòa bình con cháu bằng mọi giá. Tôi mong rằng dân tộc Việt Nam hãy sát cánh bên nhau và luôn tỉnh táo để tìm ra con đường tốt nhất cho chúng ta.

    Trả lờiXóa
  18. Thật sự cảm phục ý chí và bản lĩnh của các anh. Một tấc không đi, một ly không rời, hãy hành động như bao đời nay, cha ông ta đã làm dành cho chúng ta và con cháu! Nhiều triệu người yêu nước VN vẫn bên cạnh các anh!. Quyết giữ vững chủ quyền của đất nước. Thế hệ chúng tôi lớn lên trong hoà bình. Chỉ biết đến chiến tranh qua lịch sử. Biết đến chiến công của đất nước. Của những anh hùng đã hi sinh xương máu để thế hệ chúng tôi được sống trong hoà bình. Là một người công dân của nước VN anh hùng. Tôi cực lực phản đối hành động của trung quốc.

    Trả lờiXóa
  19. Trung Quốc đang cố làm những hành động khiêu khích để cho chúng ta có những hành động không đúng đắn như thế chúng sẽ đạt được mục đích. Vậy nên hãy vững tinh thần bám biển, sẵn sàng đương đầu vì vùng biển thiêng liêng của tổ quốc các anh ạ. Nguyễn Trãi đã nói "Tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau, nhưng Hào Kiệt thì đời nào cũng có", các anh là những anh hùng của đất nước trong tình hình mới, đằng sau các anh có hàng triệu người Việt Nam yêu nước một lòng đấu tranh vì chính nghĩa, đang tiếp sức và luôn hướng về các anh hàng ngày. Vững một lòng tin các anh nhé!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog