Chia sẻ

Tre Làng

Lắng nghe ý kiến từ người dân, Hải Phòng hủy bỏ yêu cầu xác nhận của địa phương đối với công dân vào thành phố

Cuteo@

Khi một văn bản được ban hành mà bị người dân phản đối, không thể hoặc rất khó thực hiện trên thực tế thì cần thiết phải xem lại. Lắng nghe phản ứng từ dư luận, kể cả ý kiến trái chiều rồi chọn lọc, tiếp thu những điểm đúng đắn, loại bỏ những nội dung không phù hợp, dân túy, tránh "theo đuôi quần chúng" là cách làm khôn ngoan. Mức độ phản ứng nhanh hay chậm sẽ cho thấy chính quyền năng động hay bảo thủ. Dưới đây là một ví dụ về trường hợp của Hải Phòng.

Sáng 7/2, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Văn bản 859/UBND-VX điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về phòng, chống dịch COVID-19. Theo văn bản này, công dân ra, vào thành phố Hải Phòng không phải trình xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường song phải thực hiện khai báo y tế ở các chốt kiểm soát ra, vào thành phố, trong đó nêu rõ lý do, lịch trình di chuyển.

Các công dân mới về địa phương khai báo y tế ở các tổ, chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại thôn, tổ dân phố và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Trước đó, UBND TP Hải Phòng yêu cầu từ 12h ngày 6/2, người dân vào TP phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã tại nơi đi, nêu rõ lý do, lịch trình vào thành phố. Nếu không có giấy xác nhận của địa phương, người về Hải Phòng sẽ được đưa về khu cách ly tập trung. Đây là địa phương duy nhất áp dụng việc quản lý người ra, vào TP theo cách này.

Nhiều người dân Hải Phòng đang ở Hà Nội cho biết họ gặp nhiều bất cập khi xin giấy xác nhận của chính quyền UBND cấp xã, phường. 

Chủ tịch UBND một phường ở Hà Nội cho rằng chính quyền phường rất khó đảm bảo theo dõi 100% lịch trình của công dân để có thể xác nhận.

Chính sách này của TP Hải Phòng cũng không khớp với chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với mức nguy cơ của từng khu vực trên địa bàn, tránh gây xáo trộn, phức tạp tình hình.

Quan điểm được người đứng đầu Chính phủ nêu rõ là bảo đảm khoanh vùng, cách ly, phong tỏa ở phạm vi gọn nhất, hạn chế các hoạt động bất lợi đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán.

Lắng nghe phản ứng trái chiều, Hải Phòng đã nhanh chóng  phát hiện những điểm không hợp lý và hủy bỏ văn bản gây khó khăn cho người dân khi về Thành phố, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất trong dịp Tết cổ truyền.

3 nhận xét:

  1. Rất dân chủ và hợp lý! Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, sức dân như nước. Mọi việc đều phải bắt nguồn từ dân, lấy dân làm gốc,… là bài học lớn được đúc kết suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mong rằng tinh thần lấy dân làm gốc mãi luôn được giữ vững (y)

    Trả lờiXóa
  2. Việc cơ quan chính quyền lắng nghe và tiếp thu ý kiến của dân là một điều hợp lý và đúng đắn, tăng cường thêm tính dân chủ trong quá trình quản lý nhà nước, tăng cường sức mạnh dân chủ, làm dân thêm tin tưởng vào chính quyền.

    Trả lờiXóa
  3. Hải phòng đã rất gương mẫu và biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, những văn bản pháp lý lườm rườm gây ảnh hưởng, sách nhiễu đến nhân dân thì nên bỏ đi. Vì thực ra nó phù hợp với nguyện vọng chung của toàn xã hội. tuy nhiên nó phải tiếp thu lắng nghe biết chọn lọc và hải phòng đã biết vận dụng tư tưởng lật thuyền cũng là dân mà đẩy thuyền cũng là dân. Các địa phương nên học tập hải phòng để có những thủ tục chính sách phù hợp và nhân văn như này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog