Chia sẻ

Tre Làng

Kết luận của Thủ tướng: Phải chấm dứt tình trạng cán bộ không dám làm

Khoai@

Hôm qua 19/4/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ, chủ trì phiên họp thứ tư của ban chỉ đạo.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương các bộ, ngành, địa phương và cám ơn người dân, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả chương trình CCHC nói chung và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nói riêng, đạt kết quả quan trọng, tích cực trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu một số tồn tại, hạn chế như tiến độ xử lý văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách tại một số nơi còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. TTHC trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, nhiều rào cản, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp như: PCCC, đầu tư công, tài chính, ngân sách, đất đai, giải phóng mặt bằng…

Thủ tướng nhấn mạnh phải chấm dứt tình trạng không dám làm của một bộ phận cán bộ, công chức; chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa trung ương với địa phương...

Theo Thủ tướng, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế có cả chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính. Đáng chú ý, ông nhận xét trách nhiệm trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao, chưa có ý thức thay đổi thói quen sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy. Một số cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp, thậm chí tham nhũng vặt…

Về quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu thấm nhuần quan điểm đầu tư cho CCHC là đầu tư cho phát triển, là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cá nhân, tập thể có liên quan. Theo đó:

- Chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất của một bộ phận cán bộ, công chức. Chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, các bộ, các ngành, giữa trung ương với địa phương.

- Dứt khoát không xử lý những nhiệm vụ không thuộc thẩm quyền, không đùn đẩy trách nhiệm của mình lên cấp trên và cho các cơ quan khác; phản ứng chính sách, xử lý các thủ tục, nhất là với người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả hơn nữa. “Nếu cần thiết thì có các biện pháp xử lý cán bộ phù hợp; đồng thời động viên, bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì công việc chung” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các thành viên của ban chỉ đạo, chủ tịch UBND các cấp tiếp tục tham mưu, chỉ đạo triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ công tác CCHC tại bộ, ngành, địa phương mình theo kế hoạch năm 2023 của ban chỉ đạo, coi đây là một tiêu chí để đánh giá cán bộ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương đề xuất đầu tư hạ tầng số hệ thống thông tin giải quyết TTHC; hoàn thành kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu về kết quả giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 5-2023. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào kết quả chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2022, chỉ số CCHC năm 2022 xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Cũng tại phiên họp này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những giải pháp mới, sáng tạo, đột phá để tổ chức thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả. “Cần khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung” - Thủ tướng lưu ý.

7 nhận xét:

  1. Chú trọng công tác tuyên truyền để thay đổi tư duy, chuyển từ "làm thay, làm hộ" sang hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, người dân, doanh nghiệp nâng cao kỹ năng số, giúp hình thành thói quen giải quyết công việc trên môi trường điện tử. Chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân về những điểm mới, những điểm khó trong thực thi chính sách…

    Trả lờiXóa
  2. trong thời gian gần đây, thực tế ở một số bộ, cơ quan, địa phương và một bộ phận cán bộ, công chức đã xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, có tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền; có trường hợp đẩy việc lên cơ quan cấp trên hoặc sang các bộ, cơ quan khác, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan, địa phương…

    Trả lờiXóa
  3. Về quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu thấm nhuần quan điểm đầu tư cho CCHC là đầu tư cho phát triển, là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cá nhân, tập thể có liên quan; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm "trên, dưới, dọc, ngang thông suốt" vì lợi ích chung

    Trả lờiXóa
  4. Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu: Chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất của một bộ phận cán bộ, công chức, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm các cơ quan, các bộ, các ngành, giữa Trung ương với địa phương, dứt khoát không xử lý những nhiệm vụ không thuộc thẩm quyền và không đùn đẩy trách nhiệm của mình lên cấp trên và cho các cơ quan khác.

    Trả lờiXóa
  5. Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đề xuất đầu tư hạ tầng số Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Hoàn thành kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu về kết quả giải quyết TTHC trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hoàn thành trong tháng 5/2023.Rà soát, ban hành các giải pháp, tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả CCHC, nhất là cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số, tháo gỡ các "điểm nghẽn" về hoàn thiện thể chế; bổ sung trang thiết bị và nguồn lực để triển khai Đề án 06.

    Trả lờiXóa
  6. Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, nhiều rào cản, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Ví dụ như lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, đầu tư công, tài chính, ngân sách, đất đai, giải phóng mặt bằng…Việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh còn chậm. Thậm chí một số bộ chưa trình phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh. Việc ban hành quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính và hoàn thiện hệ thống thông tin còn chậm.

    Trả lờiXóa
  7. Công tác chỉ đạo, điều hành phần lớn vẫn theo phương thức thủ công, bằng giấy tờ. Nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành chưa được triển khai, hoặc triển khai còn chậm; nhiều bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng được hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành...Mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương chưa đồng đều; việc kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu còn nhiều hạn chế, còn tình trạng "cát cứ thông tin", "co cụm dữ liệu".

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog