Chia sẻ

Tre Làng

Đại biểu Quốc hội phải cẩn trọng khi phát biểu

Nguyên văn: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÔNG NÊN PHÁT BIỂU HỒ ĐỒ !

Sáng ngày 25/5 trong phiên thảo luận tại Quốc hội (kỳ họp thứ 5, khoá XV), đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn ĐBQH TPHCM) đã có những phát biểu "gây sốc", bà cho rằng: "Ngày xưa chiến thắng thì mừng công, bây giờ chiến thắng thì trảm tướng, thay tướng" (!?). Ý đại biểu này muốn nói rằng ngành Y tế đã có công lớn trong Chiến thắng Đại dịch covid-19, đã không được "mừng công", lại còn bị "trảm tướng, thay tướng". Tui cho rằng phát biểu đó của bà Lan, không phản ánh đúng bản chất của sự việc và không phù hợp với tư cách là người đại diện cho tiếng nói của cử tri; bởi tuyệt đại đa số người dân rất đồng tình, ủng hộ công cuộc "đốt lò tham nhũng", không có "vùng cấm", như TBT Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Không có cuộc thanh lọc những kẻ vô lương tâm, chỉ vì đồng tiền bất chính và lợi ích nhóm trong ngành này, thì người dân còn phải chịu gánh giá thuốc, thiết bị, vật tư y tế đến mức nào và Nhà nước còn phải chịu thất thoát ngân sách lớn đến bao nhiêu !?

"Chiến thắng đại dịch" là kết quả nổ lực của cả một hệ thống Chính trị và toàn dân, trong đó ngành y tế là lực lượng nòng cốt, tuyến đầu; nhưng không phải chỉ là "công" của những "tướng" y tế vừa bị trảm, bị thay như bà Lan nói. Ngược lại, họ là những người trong những mức độ nhất định, tùy theo vị trí trách nhiệm và sai phạm, thì chính họ đã gây ra những tai hoạ không nhỏ trong công cuộc phòng chống dịch vừa rồi. Những ai đã bịa ra cái gọi là dự án sản xuất vaccine phòng dịch covid-19, những ai đã nhận tiền bất chính trong cái "dự án ma" đó, nhóm lợi ích nào đã cấu kết với nhau để nâng khống giá thuốc, thiết bị, vật tư y tế đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lần như thế, nếu không phải là những "tướng" đã bị "trảm, bị thay" vừa rồi?! Chẳng nhẽ cần phải "mừng công", "tôn vinh" họ hay sao?!

Nói "Chiến thắng đại dịch" là chúng ta đã vượt qua được những thách thức to lớn đó và ghi nhận sự nỗ lực cao nhất trong phòng chống dịch; tập thể, cá nhân có thành tích đã được vinh danh, khen thưởng kịp thời. Đảng, Nhà nước và người dân không bao giờ quên được sự cống hiến, hy sinh của những "Chiến sỹ áo trắng" trên tuyến đầu chống dịch, nhưng có ai lại đi "mừng công" khi hàng vạn con người đã ra đi mãi mãi và nỗi đau thương của hàng triệu gia đình chưa hết nguôi ngoai trong cơn Đại dịch đó, thưa bà nghị Phạm Khánh Phong Lan !

Ghi nhận phát biểu, phản biện của bà, cũng có những điều đúng khi đề cập đến những bế tắc trong ngành y tế hiện nay; nhưng việc bà đánh giá như nêu ở trên là không đúng với bản chất của sự việc và rất hồ đồ. Đó không phải là tâm tư, nguyện vọng và tiếng nói của tuyệt đại đa số Cử tri, mà bà đang đại diện cho họ. Có chăng đó chỉ là sự "Uấn ức", "bất mãn", "công thần" .. của một số nhóm lợi ích, mà vừa rồi đã bị "vào lò", hoặc "chân rết" của họ hiện đang tại vị mà thôi.

Nguồn: Nguyễn Ran

1 nhận xét:

  1. Lòng dân không bao giờ tự nhiên loạn, chỉ loạn quan mới sinh ra loạn dân. Nhưng khi dân phải loạn là để cho đất nước không bị rơi vào loạn lạc.
    Các vị là đại biểu của dân, không nghĩ hộ cho dân vậy nghĩ cho ai ? Hay vì cho sướng "miệng mình", sinh khẩu nghiệp chốn công đường ?
    Việt Nam đã chiến thắng đại dịch, ngay cả các cường quốc cũng phải thán phục, tổ chức y tế thế giới không ngớt lời khen. Thắng lợi ấy, không tránh được những tổn thất với người dân, với mọi lực lượng.
    Vậy mà giờ đây, giữa nghị trường, đại biểu xét lại, quy kết hết sức tào lao, ấu trĩ.
    Đây liệu có được xem là phát ngôn trái quan điểm, chủ trương chống dịch của Đảng, Chính phủ ? Bởi phát ngôn này lây lan và nguy hiểm hơn cả dịch, đấy các vị ạ.
    Kỳ vọng của dân chưa thấy, thất vọng thấy luôn rồi đó.
    *NVH010623*
    Nhẽ nói chuyện thiếu nhi, thay vì ý kiến sửu nhi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog