Chia sẻ

Tre Làng

Đòn đánh xóa mọi dấu vết mục tiêu

Chuyên gia quân sự Mỹ Peter Suchiu cho biết, các cuộc tấn công của hệ thống Solntsepyok của Nga hầu như không để lại dấu vết nào của mục tiêu.

Solntsepyok tham chiến tại Ukraine.

Nhận định được chuyên gia Peter Suchiu nói đến trong bài viết trên tờ The National Interest, loại vũ khí này được Nga sử dụng để tấn công lực lượng Ukraine ẩn nấp trong các tòa nhà, công sự kiên cố.

"Ngoài việc sóng nổ khiến tất cả mọi người trong bán kính vụ nổ thiệt mạng, sức nóng từ vụ nổ có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho các tòa nhà và phương tiện, đốt cháy nhiên liệu và dầu bôi trơn cũng như làm phát nổ bất kỳ loại đạn nào. Nhiều mục tiêu nằm trong tầm ngắm về cơ bản bị biến thành bột", Peter Suchiu viết.

Sự đáng sợ của Solntsepyok cũng được tờ Kyiv Post nói đến khi nói về vũ khí nguy hiểm nhất Nga sử dụng khi tấn công vào Maryinka.

"Những hệ thống pháo phản lực nhiệt áp Solntsepyok đã gây thiệt hại lớn cho lực lượng của chúng tôi tại Maryinka. Bởi mỗi loạt đạn của Solntsepyok gần như không để lại sự sống tại khu vực chúng tấn công, bất kể bạn đào hầm sâu đến đâu", Kyiv Post dẫn lời một chỉ huy của lực lượng Ukraine cho biết.

Ngay trước khi Quân đội Ukraine thừa nhận về sự đáng sợ của Solntsepyok, lực lượng Nga đang tham chiến tại thành phố Maryinka cũng đã công bố video ghi lại màn tấn công vào mục tiêu quân sự của Ukraine tại đây.

"Đối phương ẩn nấp trong hầm hào và các căn nhà đổ nát. Tuy nhiên, sống sót dưới hỏa lực của pháo nhiệt áp Solntsepyok gần như là bất khả thi. Vũ khí này đã phá hủy hàng chục cứ điểm của đối phương trong những ngày qua", quân đội Nga cho hay.

Chỉ huy pháo binh Nga cho biết họ thường khai hỏa ở khoảng cách chỉ 5 km và các hệ thống Solntsepyok thường là mục tiêu ưu tiên số một của quân đội Ukraine. Kíp vận hành pháo nhiệt áp phải tính toán phần tử bắn, khai hỏa chính xác và rút khỏi vị trí trong thời gian ngắn nhất có thể.

"Mọi tính toán phải hoàn hảo. Đối phương liên tục tìm cách truy tìm chúng tôi nhưng không thành công", chỉ huy khẩu đội Nga cho biết thêm.

Tổ hợp Solntsepyok có tên đầy đủ là TOS-1 Solntsepyok được phát triển từ thời Liên Xô với định danh là pháo phun lửa, sử dụng pháo phản lực mang đầu đạn nhiệt áp để diệt bộ binh, khí tài và công sự kiên cố.

TOS-1A chuyên bắn thẳng vào mục tiêu trong tầm nhìn xạ thủ, thay vì bắn cầu vồng từ khoảng cách hàng chục km như pháo phản lực thông thường. Toàn bộ 24 quả đạn có thể phóng ra trong 6-12 giây, tùy thuộc chế độ bắn.

Mỗi quả đạn cỡ 220mm chứa nhiên liệu cháy và hai liều nổ độc lập. Khi rơi xuống mục tiêu, liều nổ đầu tiên được kích hoạt để phát tán nhiên liệu cháy thành đám mây lớn bao phủ diện tích rộng.

Liều nổ thứ hai sẽ đốt cháy đám mây này trong tích tắc, tạo ra vụ nổ lớn và hút sạch oxy ở xung quanh. Nhiệt độ cao 2.500-3.000 độ C cùng áp suất đột ngột thay đổi từ vụ nổ có thể phá hủy nhiều khí tài cơ giới, đồng thời gây sát thương với những binh sĩ trú ẩn trong thiết giáp và công sự kiên cố.

Nguồn: Tiến Thành/Báo Giáo dục & Thời đại

3 nhận xét:

  1. Hoa Co May23:55 28/12/23

    Cuộc chiến giữa Nga và UK nổ ra, nhân loại được chứng kiến nhiều chiến thuật chiến tranh cũng như các công nghệ hiện đại được áp dụng vào cuộc chiến, mọi thứ đã khác xa so với thế chiến thứ nhất và thứ hai, thế nên nếu chiến tranh thế giới thứ 3 nổ ra chăc chắn hậu quả sẽ rất thảm khốc, không loại trừ khả năng nhân loại về thời kỳ đồ đá

    Trả lờiXóa
  2. Quan Nguyen23:41 29/12/23

    Đâu chỉ vũ khí hóa học hay vũ khi hạt nhân, mà chỉ một quả đạn pháo nhiệt đã làm cho người trú dưới hầm cũng không thể tồn tại được thì đủ hiểu khả năng sát thương của các vũ khi do Nga chế tạo khủng khiếp đến mức nào, quân đội Uk dường như quá yếu ớt trước họng súng của Nga

    Trả lờiXóa
  3. Xưa chiến tranh là nghĩ ngay đến chuyện đào hầm trú ẩn để chống sự công phá của quân địch, rồi đến thời có bom chùm, bom bi thì nhiều hầm trú khiếp vía, nhưng cũng chưa bằng vũ khí nhiệt mới của Nga được, nó được mệnh danh là sát thủ cho những kẻ lẩn trốn, phải nói là quá ngạc nhiên với công nghệ của quốc phòng Nga

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog