Chia sẻ

Tre Làng

Lạng Sơn: Ngăn chặn hoạt động buôn bán trái phép cổ vật qua biên giới

Khoai@

Lạng Sơn là một tỉnh biên giới, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, giáp với Trung Quốc. Với đặc thù này, tỉnh Lạng Sơn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa, trong đó có cổ vật qua biên giới.

Những năm qua, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép cổ vật qua biên giới. Trong đó, đáng chú ý là vụ việc tháng 3/2023, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện, bắt giữ một lô hàng hoá, nghi là cổ vật. Qua giám định, lô hàng hoá này gồm 291 hiện vật, trong đó có 264 cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

Cán bộ Bảo tàng tỉnh phân loại các cổ vật sau khi được tiếp nhận bàn giao

Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lạng Sơn kiểm tra niêm phong các cổ vật – là tang vật vi phạm hành chính bàn giao cho Bảo tàng tỉnh quản lý theo quy định

Kết quả giám định cho thấy, các cổ vật này đều là các hiện vật văn hoá truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc, có niên đại cách ngày nay từ vài chục đến hàng ngàn năm. Trong đó, có những hiện vật là công cụ lao động sản xuất, vũ khí chiến đấu của cư dân Văn hoá Đông Sơn ở nước ta từ khoảng 2.000 năm trước.

Vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép cổ vật qua biên giới. Theo Thượng tá Hứa Thái Sơn, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn, các đối tượng buôn bán cổ vật thường là người ngoài tỉnh, họ thu gom đồ cổ tại nhiều địa bàn trên cả nước, sau đó đóng thành từng thùng ngụy trang là thùng hàng hoá thông thường, vận chuyển từ các tỉnh nội địa lên Lạng Sơn để đưa sang Trung Quốc tiêu thụ.

Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, đặc biệt là hoạt động mua bán trái phép cổ vật.

Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ cổ vật. Theo ông Nông Đức Kiên, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, cổ vật là tài sản văn hoá quý báu của quốc gia, là di sản của cha ông ta để lại. Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ cổ vật, không tham gia, tiếp tay cho các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép cổ vật.

12 nhận xét:

  1. sao những cổ vật có giá trị văn hóa lịch sử lên đến cả ngàn năm mà lại dễ dàng mua bán trao đổi, vận chuyển như vậy nhỉ, số lượng lên đến cả trăm chiếc, phải chăng có sự bán rút bán tháo cổ vật ở các cơ sở lưu giữ trên địa bàn các tỉnh? Cơ quan chức năng cần xác định thêm về nguồn gốc của các cổ vật này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tết đến xuân về, đây là một trong những dịp mà các đối tượng hay tích cực buôn bán trao đổi, vận chuyển hàng hoá qua các cửa khẩu, để tuồn vào Việt Nam kinh doanh trái phép, từ đó chuộc lợi với số tiền cao vút, phải xử lí ngay các nhóm đối tượng này

      Xóa
  2. Không hiểu sao những cổ vật có niên đại từ vài chục đến cả ngàn năm tuổi lại có thể được vận chuyển trái phép với số lượng lớn như thế qua cửa khẩu nhỉ? Không biết là số cổ vật này được tổng hợp từ nhiều địa phương hay là nguồn từ một địa phương vậy? Đúng là một vấn đề cần phải xác minh rõ

    Trả lờiXóa
  3. cổ vật bây giờ càng nhiều tuổi thì càng quý giá, mà không biết được là nguồn gốc khai thác của cổ vật ở địa điểm nào, các đối tượng mà khai thác được, định giá tài sản rồi mang đi buôn bán ngoài biên giới, điều đó rất ảnh hưởng đến giá trị vật chất và lịch sử của cổ vật

    Trả lờiXóa
  4. hoạt động tội phạm là một phần, bên cạnh đó cần phải tổ chức những chương trình tuyên truyền, phổ biến cho người dân về việc phát hiện và giao nộp cổ vật cho cơ quan chức năng, và quy định của pháp luật về việc tàng trữ và mua bán cổ vật trái phép, nâng cao nhận thức của người dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bên đấy thâm lắm, cứ đến đợt là kêu gọi thu mua một loạt với giá cao vút, xong quay ra đến lúc nào đó là bùng không mua nữa, thế là người dân chết đứng chả làm được gì với chỗ hàng tồn, vì vậy phải thật sự cảnh giác với những chiêu trò của chúng

      Xóa
  5. Việc ngăn chặn hoạt động buôn bán trái phép cổ vật qua biên giới là một nhiệm vụ quan trọng, cần được sự chung tay, phối hợp của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng và sự chung tay của người dân, tình trạng buôn bán trái phép cổ vật qua biên giới tại Lạng Sơn sẽ được ngăn chặn hiệu quả, góp phần bảo vệ di sản văn hóa của đất nước

    Trả lờiXóa
  6. Hoa Co May23:39 24/1/24

    Cổ vật quốc gia là tài sản mà nhiều người yêu thích ở biên kia biên giới tìm mọi cách để săn lùng, nên công tác bảo vệ cổ vật cần được chú trọng đặc biệt là các tỉnh có số lượng cổ vật nhiều, cũng như có vị trí gần biên giới với Trung Quốc, nếu làm tốt chúng ta sẽ bảo tồn được các di sản của quốc gia trong hàng nghìn năm trước

    Trả lờiXóa
  7. Quan Nguyen23:39 27/1/24

    Việc để thất thoát cổ vật sang bên kia biên giới là điều phải phòng tránh, di sản của một quốc gia thì phải được bảo vệ bên trong quốc gia đó, không thể để một vài đối tượng vì trục lợi cá nhân mà tìm mọi thủ đoạn, tuồn được hàng đi được

    Trả lờiXóa
  8. Thực chất cổ vật tài sản quốc gia được đem đi chợ đen bán cực nhiều, xuất hiện hàng loạt và lúc nào cũng có hàng, điều đấy đặt lên câu hỏi về công tác quản lý cổ vật có thật sự chặt chẽ không mà lại để cho bọn buôn lậu có được và bán đi như vậy?

    Trả lờiXóa
  9. Việc này không chỉ dừng lại ở việc buôn lậu mà nó còn thể hiện lên ở công tác quản lý tài sản công, đặc biệt là tài sản quốc gia, những cổ vật mang đậm giá trị lịch sử - truyền thống giá trị của nó là vô giá nên nhà nước ta cần phải thật sự chú trọng quản lý, giữ gìn, bảo vệ!

    Trả lờiXóa
  10. Các đối tượng bị bắt giữ là người ngoài tỉnh, họ thu gom đồ cổ tại nhiều địa bàn trên cả nước, sau đó đóng thành từng thùng ngụy trang là thùng hàng hoá thông thường, vận chuyển từ các tỉnh nội địa lên Lạng Sơn để đưa sang Trung Quốc tiêu thụ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog