Chia sẻ

Tre Làng

GIÁO SƯ CARL THAYER: LO NGẠI NHẤT LÀ MỸ VÀ TRUNG QUỐC MÓC NGOẶC VỚI NHAU Ở BIỂN ĐÔNG

Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ-Trung Quốc móc ngoặc ở Biển Đông

Hồng Thủy/GDVN 

Giáo sư Carl Thayer.

Khoai@: Đây là một dự báo có cơ sở khoa học, bởi lịch sử đã cho thấy, vì lợi ích của mình, các nước lớn sẵn sàng móc ngoặc, thỏa thuận với nhau trên lưng các nước nhỏ. Với Mỹ và Trung Quốc, điều này là rát có khả năng xảy ra, bởi đã hơn một lần họ làm thế với Việt Nam.

The Straits Times ngày 12/7 đưa tin, trong ngày cuối của Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ thường niên tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã từ chối kêu gọi của Mỹ về việc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông.

Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình châu Á - Thái Bình Dương từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho rằng Mỹ cần xuất hiện ngay bây giờ với chiến lược áp đặt cái giá phải trả nhằm ngăn cản Trung Quốc thực hiện chiến lược "ép buộc phù hợp" ở Biển Đông.

Ông nói, hành động của Trung Quốc cho đến nay được thiết kế thông qua thủ đoạn phi quân sự, trong khi Bắc Kinh đưa ra thông điệp với láng giềng: Muốn tìm kiếm quan hệ thương mại tốt hơn với Trung Quốc cần phải cung cấp cho Bắc Kinh quyền kiểm soát nhiều hơn đối với an ninh và tài nguyên trên Biển Đông.

Cronin cũng cho rằng tính ưu việt của Mỹ sẽ không bền vững và Washington phải làm nhiều hơn để đối phó với một Trung Quốc đang lên. Kêu gọi cứng rắn của các học giả Mỹ phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng sau Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy 2 nước xem xét vấn đề Biển Đông như thế nào.

Các diễn giả tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 4 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược - quốc tế (CSIS) tổ chức chủ yếu đề nghị Mỹ cần thực hiện một chương trình tính toán lực lượng và biện pháp áp đặt cái giá Trung Quốc phải trả đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào ở Biển Đông.

Giải pháp mà các học giả này kiến nghị bao gồm tăng cường các chuyến bay trinh sát của Mỹ có thể nhìn thấy trong các "khu vực tranh chấp" (có nhiều khu vực không hề có tranh chấp, Trung Quốc vẫn nhảy vào gây sự - PV), cung cấp thiết bị cho các đồng minh, tăng cường thăm viếng trao đổi quân sự trong khu vực, thúc đẩy các cuộc tập trận, diễn tập chung.

Thậm chí Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc là kẻ "háu ăn, gây hấn trơ trẽn" ở Biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục không hành động sẽ mang lại "cái chết của hàng ngàn vết cắt".

"Chúng ta phải trực tiếp hơn, tích cực hơn, chúng ta phải trao quyền cho bạn bè và các đồng minh của mình trong khu vực để họ tham dự trực tiếp và tích cực hơn", ông nói. Rogers cũng cho rằng đến nay Mỹ đã tỏ ra quá "coi trọng" sự nhạy cảm của Trung Quốc mà trong trường hợp tương tự chưa bao giờ Mỹ bỏ qua với bất cứ quốc gia nào.

Cũng tại hội thảo Biển Đông lần này, Bắc Kinh đã bị các học giả quốc tế chỉ trích về sự miễn cưỡng không chịu đưa tranh chấp hàng hải ở Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế.

Sau khi thảo luận sôi nổi, trong đó các chuyên gia pháp lý từ Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đưa ra quan điểm của mình, chuyên gia luật pháp Đông Á Jerome Cohen mỉa mai: Một quốc gia có thể nói yêu sách của tôi rất phù hợp với UNCLOS, tòa án không có thẩm quyền, mà tôi cũng không có nghĩa vụ phải nộp thuyết trình yêu sách của mình cho tòa án (Luật Biển Quốc tế)?

Cohen cho rằng, dù tòa án có cho rằng Trung Quốc đúng và họ không có thẩm quyền đi chăng nữa, nhưng Bắc Kinh cũng không nên đánh mất cơ hội làm những gì họ có nghĩa vụ phải làm.

Đại diện các viện nghiên cứu của Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và cơ quan tình báo quốc gia tranh luận trong 1 giờ về những lựa chọn họ sẽ trình bày với Tổng thống Mỹ. Cuối cùng hành động được đề xuất là "ngoại giao yên tĩnh", Mỹ sẽ nói kín với Bắc Kinh rằng Washington đã có sự chuẩn bị dùng vũ lực để giúp đồng minh hiệp ước Philippines tiếp tế cho tàu của họ một khi họ bị Trung Quốc bao vây ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Kết quả như vậy đã khiến một số học giả tham dự hội thảo cảm thấy thất vọng vì nó có quá ít tác động đến Bắc Kinh. Tiến sĩ Carl Thayer, một giáo sư danh dự từ đại học New South Wales cho biết, mỗi khi thấy một tuyên bố chung Trung - Mỹ từ Bắc Kinh, hai bên nhấn mạnh tiếp xúc quân đội song phương là ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông.

12 nhận xét:

  1. Nặc danh05:39 14/7/14

    Mỹ không thể phản ứng quá mạnh với TQ vì dù gì thì TQ vẫn là thị trường xuất khẩu thứ ba của Mỹ và TQ cũng nắm giữ một số nợ lớn của chính phủ Mỹ (1/5 của nợ với nước ngoài).

    Trả lờiXóa
  2. Thật sự thì những nước lớn như Mỹ hay Trung Quốc thì họ bao giờ cũng đặt lợi ích của nước mình lên trên hết chứ chẳng bao giờ họ giúp không cho ai bao giờ. Và như chúng ta cũng biết rằng lợi ích mà biển đông có thể mang lại thì nó là vô cùng thế nên sẽ chẳng bao giờ mà Mỹ giúp cho chúng ta không có điều kiện cả. Thế nên việc họ có thể bắt tay với trung quốc để phân chia lợi ích cũng có thể xảy ra trong bối cảnh hiện nay.

    Trả lờiXóa
  3. Có một sự thật đó chính là những lợi ích mà biển đông mang lại là vô cùng lớn và nếu nước nào nắm giữ được biển đông thì cũng có nghĩa là đã mang lại cho đất nước mình những lợi ích to lớn. Thế nay cho dù là trung quốc hay mỹ thì cũng đều nhăm nhe với những lợi ích này nên họ có thể làm bất cứ điều gì để có thể đạt được điều đó. Thế nên chúng ta cần phải có những biện pháp những cách giải quyết tốt hiệu quả hơn để có thể đấu tranh bảo vệ được lợi ích chủ quyền dân tộc.

    Trả lờiXóa
  4. Việc họ có thể bắt tay nhau để cùng nhau chia sẻ lợi ích mà biển đông có thể mang lại là hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh hiện này trong khi cả 2 nước đều không mong muốn gây ra bất cư xích mích tranh chấp nào cả. Thế nên việc của chúng ta là không thể nào trông chờ vào những sự giúp đỡ của Mỹ được cũng như không thể nào trông chờ vào trung quốc mà đòi hỏi chúng ta cần phải tận dụng mọi nguồn lực mọi phương tiện biện pháp để ngăn chặn những hành vi này.

    Trả lờiXóa
  5. Vai trò của các nước trên bàn cờ quốc tế không giản đơn như phân tích của bài viết và nếu chỉ dựa vào lực lượng thứ ba cũng không thể giải quyết được vấn đề. Tự lực vẫn là yếu tố quyết định và chính sách ngoại giao, chọn đối tác chiến lược là quan trọng. Tuy nhiên không bao giờ tồn tại quan hệ mà chỉ đem lại lợi ích cho một phía. Chúng ta cần biết cho đi cái gì để nhận lại điều mình cần cho việc bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ. Ai biết rõ hơn những điều đó ngoài những nhà lãnh đạo hiện nay?! Điều cần thiết ở đây là trong lúc lâm nguy, nhân dân cần nhất lòng và lãnh đạo phải vì dân và đất nước mà chọn con đường đúng đắn nhất.

    Trả lờiXóa
  6. Khi không còn lựa chọn nào khác mà chúng ta phải chiến đấu thì hãy luôn lắng nghe nhân dân, hãy học hỏi cách mà ông cha đã làm. Ngày xưa giặc Mông Nguyên chiếm gần cả thế giới nhưng qua xâm chiếm ta cả 3 lần đều bại. Trong chiến tranh không phải cứ mạnh là thắng mà là sự sáng tạo của một dân tộc bảo vệ lẽ phải sẽ là vô địch. Chúng ta có Điện Biên Phủ ở trên đất, Điện Biên Phủ trên không sao chúng ta lại không làm được một Điện Biên Phủ trên biển?

    Trả lờiXóa
  7. Các bạn muốn có thể tìm hiểu thêm để biết rằng trong cuộc chiến chống xâm lược biên giới 1979, Liên xô đã tích cực giúp chúng ta, về vũ khí, phương tiện, chuyên gia, hỗ trợ chiến thuật, thậm chí giúp ta chuyển quân từ biên giới Tây nam một cách tốc hành về biên giới phí Bắc bằng máy bay, đồng thời có các hành động đe dọa quân sự ở vùng biên giới giữa LX và TQ để gây áp lực. Nhưng đó là quá khứ, hiện tại giờ đã khác. Hiện nay đồng minh tốt của chúng ta là Nhật và 1 số nước khác. Một số nước tư bản lớn có thể muốn giúp ta nhưng không hoàn toàn được quốc hội họ ủng hộ giúp, như là Mỹ. Không gì quan trọng bằng việc tự thay đổi để phát triển, vững mạnh hơn, tự nâng cao năng lực nội tại của chính VN trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình.

    Trả lờiXóa
  8. Wikivi: Phải diễn cho khéo kẻo dân chúng nó tin lắm, các đồng chí à08:32 16/7/14

    Tội ác bán nước nà tội ác tru di cửu tộc. Tội lày nà tội đất khôn dun trời đéo tha.
    Dùng máu người xương cốt để leo lên ngai vàng nà tội ác kinh thiên động đất.

    Cơ mà thoát kiếp hèn nhược, bởi đụng đâu nà hỏng nát đến đó. Chạy te còi ít hôm nà hết xăng thì cơ mà không lên giá ở bờ. Dân tình lào chiệu lỗi nghiệp chướng lày hả zời.

    Chúng ta kiên định lập chường kiên quyết "Tội ác bán biển nà tội khôn dun hà đất đéo chôn" nha. Đòi nại ... nà hơi bị khó, thôi anh em nhà sản kiên quyết "DIỄN" há há.

    Trả lờiXóa
  9. Theo tôi với những thay đổi hiện tại của Thế Giới, quan điểm không liên minh với bất cứ nước nào đã không còn phù hợp nữa... Chúng ta cần có những người bạn hỗ trợ, sát cánh chúng ta lúc khó khăn như thế này và đó là việc các nhà hoạch định chiến luợc nên suy nghĩ trong tương lai...tuy vậy chúng ta "cần" nhưng không "phụ thuộc" vẫn phải lấy nội lực chính đó là lòng dân...phải lấy dân là Gốc.... như Bác Hồ kính yêu đã nói "Dễ trăm lần không dân cũng chịu - khó vạn lần dân liệu cũng xong".

    Trả lờiXóa
  10. Đúng, chẳng có ai thực sự ủng hộ bằng hành động cụ thể ngoài việc "quan ngại... và kêu gọi..." đâu. Chúng ta phải tự lực cánh sinh thôi. Nhưng chúng ta không sợ, có thể lịch sử Việt nam sẽ dày thêm những chiến công hiển hách. Quan trọng là sự đoàn kết làm nên sức mạnh dân tộc, mỗi chúng ta hãy nghĩ cách, đóng góp những ý kiến hữu ích cho đất nước, chắc chắn vẫn có những người tài như Bác Hồ, Bác Giáp ! Tất cả chúng ta: con Lạc, cháu Hồng hãy ra sức thi đua rèn đức, luyện tài để đưa đất nước ta phải thực sự hùng cường!

    Trả lờiXóa
  11. Ta dù có biết địch nhưng thế cân bằng quá lớn thì nguy nhiều hơn cân bằng! Mặt trận chiến đấu cũng không còn là sở trường của ta (du kích, rừng)... Xem ra con đường chiến thắng còn lại lệ thuộc rất lớn dựa vào ngoại lực, ngoại giao và sức mạnh ý chí của nhân dân... Chính những lúc như này tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc lại mới trở nên sôi sục hơn bao giờ hết. Nó như một liều vacxin để mọi người chúng ta cảm nhiễm được tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc. Lãnh thổ chủ quyền và lợi ích quốc gia là thiêng liêng, niềm kiêu hãnh của 1 dân tộc đang được đốt cháy, chúng ta hãy cố gắng và sẽ chiến thắng!

    Trả lờiXóa
  12. Hi vọng rằng hơn 90 triệu người Việt cũng hiểu được "Chỉ có kinh tế đủ mạnh, lòng người đoàn kết ta mới không sợ bất kỳ thế lực nào cả". Nếu như đưa ra so sánh như thế thì khập khiễng quá, nhưng nói đi cũng phải nói lại, lịch sử đã chứng minh rằng việt nam lúc chiến tranh với mĩ thế và lực đều yếu hơn rất nhiều nhưng vẫn chiến thắng đó thôi! cái chính là có sự đồng lòng và quyết tâm của cả dân tộc thì khoét núi ngăn sông gì cũng làm được hết.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog