Chia sẻ

Tre Làng

XIN LỖI, EM CHỈ LÀ XXX

Xin lỗi, em chỉ là xxx

Đào Tuấn

LĐO - Sự cố đạo diễn Lê Hoàng và hoa hậu các dân tộc Triệu Thị Hà ngồi trên hai chiếc ghế được kê bằng những cuốn sách đang trở nên phức tạp một cách không cần thiết khi truyền thông - đặc biệt là mạng xã hội - “gạch đá” không thương tiếc.

Nào là việc ngồi trên sách khác gì "ném" vào mặt những người viết sách. Nào là “chà đạp” lên tri thức nhân loại. Facebook hay các diễn đàn tràn ngập các bình luận mà có người đã dùng tới chữ “ngu dốt”, “ngồi xổm trên sách”.

Có một điều có thể tin là vị đạo diễn “ngoa ngôn”, cô hoa hậu cũng như nhà sản xuất talk show Giấu mặt tuyệt đối không có ý định PR bằng “hình ảnh chết giẫm” đó.

''Ngồi xổm trên sách''. Đau thật. Cho dù đạo diễn lừng danh giải thích anh bất ngờ, anh không để ý, hay đó chỉ là một “bản nháp”, rằng chưa “chính thống”, rằng “chỉ là khách mời”, rằng “xã hội chúng ta ngày càng chuyên nghiệp, người nào chịu trách nhiệm của người đó” v.v…, thì rõ ràng với việc ngồi trên một chiếc ghế được kê cao bởi những cuốn sách, vị thế của những người ngồi không vì thế mà cao hơn.

Thà cứ “thật thà như Triệu Thị Hà” nói ra một lời xin lỗi, dù chẳng cần phải bảo mình yêu sách.

Nhà sản xuất chương trình sau đó giải thích là bởi “hôm quay chương trình, hai chiếc ghế khách mời bị thấp hơn so với máy quay, nhưng ngoài trời đổ mưa nên bộ phận thiết kế không ra ngoài kiếm đồ kê được. Họ đành sử dụng những quyển sách đạo cụ cho một cảnh quay khác để kê ghế cho Lê Hoàng và Triệu Thị Hà ngồi”.

Ra là tại trời mưa. Thế nào cũng có người cười phá lên vỗ đùi đen đét khi nhớ tới “con mèo chạy ngoài đường” trứ danh của Azit Nexin.

Nhưng giờ có một câu hỏi cần được đặt ra, và đã được đặt ra: Vậy thì sách dùng để làm gì?

Năm ngoái, nhiều người đã chết điếng khi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số thống kê: Mỗi năm, một người Việt trung bình đọc 0,8 cuốn sách. Chưa kể trong 0,8 cuốn sách đó, tỷ lệ dòng sách “sến Tàu” có lẽ cũng không ít hơn 80%.

Hình ảnh nhất là phát ngôn lừng danh của một nhà xuất bản: Ở Việt Nam, sách Nobel thua xa “Xin lỗi em chỉ là…”.

Sách không phải để đạo diễn, hoa hậu kê ghế ngồi, tất nhiên. Nhưng thật ra, những cuốn sách kê dưới ghế Triệu Thị Hà hay phủ bụi trong các thư viện, trên các kệ sách có khác gì nhau đâu nếu như chúng không được dùng để đọc (?!).

Những người ''liệng đá'' chúng ta! Có bao giờ chúng ta đã tự trả lời cuốn sách gần đây nhất mình từng đọc là cuốn gì? Và từ bao giờ?

34 nhận xét:

  1. Dù sao cũng là hành động xấu, kiêu ngạo không chấp nhận được, hai vị này quá nổi tiếng và đến giờ lại càng nổi phềnh! Lê Hoàng không phải là thánh, anh ta cũng có nhiều người không muốn nhìn, Xin lỗi cũng cần nói khéo chứ không thể ngạo mạn thế được !

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện bé xé ra to

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghĩ vấn đề cũng đáng nói lắm đó chứ, đó chính là cách tổ chức của đạo diễn chương trình và khả năng nhìn nhận của họ chứ, sách vở là thứ đáng quý, được xem là tri thức mà người ta đối xử với nó như thế này khác gì là chà đạp lên nó đâu nhỉ, gach đá cũng đúng thôi, đúng cho sự ngu dốt không nhận thức được vấn đề của người làm chương trình

    Trả lờiXóa
  4. Đây có lẽ là tính xấu của người việt nam chúng ta, có lỗi mà không chịu nhận đi và xin lỗi đi, cứ lu loa giải thích này nọ làm cho vụ việc thêm rắc rối thêm nữa, mà ông đạo diễn Lê hoàn kia nữa, là đạo diễn thì cũng cần phải có con mắt nhìn nên sử dụng cái gì, sử dụng như thế nào chứ, chứ cái kiểu thích gì là đấy, thích chơi độc như thế này thì làm sao được chứ

    Trả lờiXóa
  5. Lại xin lỗi những có chịu nhận lỗi đâu, vân là đổ lỗi cho cái này cái nọ, không giám nhận trách nhiệm về mình, làm việc kiểu này thì còn lâu mà phát triển lên được, làm việc mà có giám nhìn nhận vào thực tế đâu, sai mà đâu có nhận thế thì sao mà tiến bộ lên được cơ chứ, như cô hoa hậu kia phải hay hơn không, xin lỗi và nhận lỗi của mình thế là xong thôi

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là chuyện bé thật, nhưng mà do tính của người việt ta nó thế, cứ thích lu loa này nọ rồi đổ lỗi cho cái này cái nọ thế có bao giờ chịu nhận trách nhiệm về cho mình đâu, thử hỏi nhé, nếu ông đạo diên Lê hoàn và ekíp làm chương trình này đứng ra nhận lỗi và xin lỗi đi thì có việc gì phải dài dòng nữa đâu, đây các vị sợ trách nhiệm các vị sợ thiệt về bản thân mà

    Trả lờiXóa
  7. Vấn đề ở đây quá rõ rồi, tại sao các vị không chịu nhân sai đi nhỉ, các vị đổ lỗi cho ai vậy, thế trách nhiệm của các vị ở đâu vậy, nếu cứ làm việc kiểu này thì làm sao mà phát triển lên được cơ chứ. Tôi nghĩ cần phải có cách để làm cho những con người làm truyền hình như thế này nên biết cách nhận lỗi và ý thức trách nhiệm của mình trong công việc đi

    Trả lờiXóa
  8. Sai mà không chịu nhận cứ đổ lỗi này đỗ lỗi nọ đúng là phong cách làm việc chả ra cái gì cả, ai cũng thế này thì làm sao mà đất nước phát triển lên được cơ chứ. mà tôi nghĩ nước ta nên có những cách giáo dục mới đi, giáo dục cho lớp trể biết cách làm việc và cách nhận trách nhiệm nhận lỗi chứ đừng cái kiểu lỗi không nhận như thế này, có như thế mới có thể dần bỏ bớt đi những tính xấu của người Việt

    Trả lờiXóa
  9. Người Chăm đang nổi giận, muốn lột quần mấy thằng điếm chính trị.

    Vậy, chúng ta thấy hiện nay chính quyền Việt Nam đang “tạo mọi điều kiện” để loại bỏ chính sách ưu tiên đối với dân tộc Chăm. Điều đó cho chúng ta tự đặt cho dân tộc mình một nghi vấn. Phải chăng nhà nước Việt Nam cho rằng : Dân tộc Chăm với số lượng sinh viên như hiện nay là đủ, hay cán bộ người Chăm làm việc trong bộ máy nhà nước như vậy là quá đủ, để rồi tạo điều kiện cắt giảm chính sách ưu tiên ? Phải chăng, chính quyền sợ rằng khi trí thức Chăm càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến quốc gia ?

    Trên thực tế hôm nay, dân tộc Chăm cần yêu cầu nhà nước cung cấp “cần câu”, đó là phương tiện tốt nhất giúp đỡ các dân tộc Chăm bản địa. Nghĩa là, cần tạo mọi điều kiện để phát triển giáo dục và việc làm cho sinh viên Chăm sau khi ra trường. Có công việc ổn định sẽ cho họ duy trì cuộc sống trong tương lai, để họ có cơ hội phát triển bản thân, cũng như góp phần vào việc phát triển toàn diện của quốc gia Việt Nam đa dân tộc. Điều đó cũng thể hiện niềm tin của họ đối với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đó mới là chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước nhằm giúp các dân tộc bản địa hay thiểu số cùng phát triển với dân tộc đa số, góp phần xây dựng quốc gia Việt Nam phát triển vững bền trong tương lai.

    Trả lờiXóa
  10. Không nhớ rõ năm nào những tôi vẫn nhớ đó là những năm đầu đi học chúng tôi thường xé vở gấp may bay thả trên sân trường trong giờ ra chơi , hôm sau đó giờ ra chơi cô giáo khuyên chúng tôi "các em phải biết bảo vệ giữa gìn sách vở thật tốt vì sách là bạn đồng hành , là tri thức ,nết đẹp văn hóa ddeuf nằm trong đó một phần giúp chúng ta thành người " Đặc biệt cô nói tôi không thể quên câu này " Nếu ai không biết trân trọng sách vở thì người đó có tài giỏi đến đâu cũng không phải là người SANG ,TRỌNG " Tôi đã truyền lại cho con cháu tôi những lời hay ý đẹp của cô và được các cháu làm rất tốt

    Trả lờiXóa
  11. Mình cũng có quen một người là giảng viên, trình độ khá cao, yêu sách và thường phải tiếp xúc với sách vì tính chất công việc là thường xuyên nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, người đó cũng hay lót sách dưới mông để ngồi lắm, mùa đông ghế đá lạnh họ lấy sách trong cặp ra lót ngồi hoài à. Cái quý là tri thức, không phải là Đống bột gỗ. Nếu sách còn có công dụng khác thì cứ phát huy hết công dụng của nó. Phần nữa, sách cũng có loại quý, có loại mua về rồi đáng để nhen lửa lắm.

    Trả lờiXóa
  12. Cho dù là hậu trường thì cũng không nên dùng sách để kê. Giải thích như Lê Hoàng thì khác gì lừa dối khán giả khi đưa thành phẩm thì sẽ được tô điểm, sửa sang thay đổi không còn đúng sự thật à. Giải thích như Hà cũng còn chấp nhận và tha thứ được, còn như đạo diễn Lê Hoàng làm người đọc khó chịu đó là hình ảnh hậu trường nhưng rất thật, nói như Lê hoàng thì cứ kê ngồi lên sách rồi sau đó chỉnh sửa trước khi phát sóng là mọi việc tốt hết à?

    Trả lờiXóa
  13. Tôi là người rất thích đọc sách và hết sức tôn trọng tác giả! Nhưng ở nhà thỉnh thoảng tôi vẫn kê sách để ngồi! Điều đó không làm ảnh hưởng gì đến sự tôn trọng của tôi giành cho tác giả, tôi vẫn luôn yêu quí những cuốn sách của mình! Quan trọng là cách chúng ta nhìn vấn đề thôi! Rất hoan nghênh Triệu Thị Hà mặc dù đây chỉ là một ảnh chụp hậu trường! Trong cuôc sống chúng ta nên nhìn mọi việc thiều nhiều góc khác nhau, với tất cả sư bao dung, độ lượng, tình yêu thương! Cội nguồn của hạnh phúc, điều đó luôn nằm trong tay chúng ta!

    Trả lờiXóa
  14. Nhà tôi là xưởng gia công sách từ 20năm nay, Mẹ tôi tuyển rất nhiều lứa thợ, từ nhiều vùng miền khác nhau...đủ mọi thành phần và lứa tuổi, nhưng chưa bao giờ Mẹ tôi quên nhắc nhở thợ là "TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NGỒI, ĐỨNG LÊN SÁCH", hoặc ít nhất dùng sách để kê (mặc dù số sách lỗi và thừa trong xưởng rất nhiều. Mẹ tôi bảo là Sách là sản phẩm của tri thức con người, ai không tôn trọng sách thì cả đời không ngẩng mặt lên được! Tôi cứ nhớ mãi lời dạy đó của Mẹ, và tất cả công nhân trong xưởng nhà tôi cũng vậy!

    Trả lờiXóa
  15. Thứ nhất nếu không biết cụ thể vấn đề thì không nên phán xét người khác, mình thấy rất đông các bạn như kiểu chỉ chờ rình xem có thông tin gì không hay, phản cảm... là cùng nhau tung hê chạy vào chửi cho sướng. Nên nhớ, sách không phải văn hóa, nó chỉ là công cụ giúp truyền đạt văn hóa, tri thức. Và 1 công cụ thì xấu hay tốt phụ thuộc vào ý đồ và cách sử dụng của người dùng nó. Tôi yêu sách và rất thích đọc, sưu tầm sách nhưng tôi không thần thánh hóa nó để đến mức nhảy vào chửi 1 ai đó khi nhìn thấy 1 cái ảnh của người ta ngồi lên sách !

    Trả lờiXóa
  16. Tôi tình cờ đọc được mẫu tin này nên đóng góp trên tinh thần xây dựng thế này: Người ta thực sự vô tình ngồi lên mấy cuốn sách nên không thể chỉ dựa vào đó mà phán xét đạo đức của người khác được. Thứ 2 tôi không hiểu nổi tại sao một số người lại đem những bài học đạo đức của mình ra để chỉ trích người khác. Thứ 3 dù cô ấy cố tình ngồi lên mấy cuốn sách thì không có nghĩa là những người khác không làm như vậy là người có đạo đức bởi vì trong cuộc sống những chuyện chúng ta làm là không biết là vô tình hay cố tình nhưng rõ ràng có một số người không ngồi lên mà đót sách, bán phế liều, làm giấy vệ sinh... v.. v. Những vấn dề như thế không đáng để tranh cãi và nó vẫn xảy ra hàng ngày. Là một người Việt Nam tôi mong mọi người hãy thông cảm, đóng góp trên tinh thần xây dựng thay vì chỉ trích cô ấy. Cố ấy buồn tội lắm.

    Trả lờiXóa
  17. "đây là một chương trình chưa thành phẩm, chưa phát sóng mà chỉ như một bản nháp, như một bộ phim chưa qua xử lý hậu kỳ, chưa qua kiểm duyệt. Đạo diễn cho rằng, nếu hình ảnh này được tung ra một cách chính thống thì mới đáng bị phán xét", Ông Lê Hoàng này phát ngôn thiếu suy nghĩ. Chẳng lẽ bình thường cái tốt của ông toàn giả tạo thôi sao? Sách là tri thức, người có tri thức tất sẽ yêu sách, yêu sách tất biết quý sách, giữ gìn sách ngay cả khi không phải khoe cho người khác biết.

    Trả lờiXóa
  18. Sách cũng chỉ là sách, mà tạp chí cũng chỉ là tạp chí; giấy cũng chỉ là giấy; thôi các vị đừng a dua nhay ném đá người ta nữa. Không vấn đề gì hết!
    Tôi cũng quý sách, cũng thích đọc sách, nhưng sách là phương tiện, đơn giản nó chỉ là giấy với mực. Quan trọng là lĩnh hội được kiến thức trong sách là yêu sách chứ không phải nâng niu cuốn sách đó.
    Lúc đọc sẽ lĩnh hội hết, tuy nhiên lúc đói tôi cũng có thể dùng sách để nhóm bếp hoặc để .... khi cuốn sách đã hết công năng đã có của nó.

    Trả lờiXóa
  19. Người Việt là một trong những dân tộc có nền văn hóa đọc phát triển. Hầu hết người dân Việt Nam đều trân trọng sách, báo, tạp chí... Trẻ em nông thôn không có nhiều sách, báo phải chắt chiu từng trang giấy,vừa ngồi chăn trâu vừa đọc. Người ít học cũng không có cách ứng xử thiếu văn hóa đến như vậy. Đúng là hành động không đẹp. Nhưng Triệu Thị Hà là khách mời, đây là trường quay. Triệu Thị Hà có thể không để ý, nhưng vấn đề đặt ra, tại sao lại có chồng sách vở đặt không đúng chỗ như vậy?

    Trả lờiXóa
  20. Làm gì mà mọi người ầm ĩ thế nhỉ . sách chỉ là công cụ phục vụ con người chứ có phải là thứ để tôn sùng đâu . bản thân sách cũng có sách tốt sách xấu , không phải sách nào cũng tốt . sách chứa tri thức , nhưng tri thức cũng có cái đã lỗi thời , không còn hữu dũng nữa . thế sách cũ rồi , không còn dùng được nữa , không tiêu hủy đi thì để vào đâu ? Nhiều kẻ quá đáng. Mình thấy chuyện kê sách là bình thường, Đó là công việc. và thường là những quyển sách bỏ đi không dùng tới. có khi là quyển chuyện hay tạp chí chứ sách quý hay sách hay chả ai đem ra kê cả. Cần cỡ hình và tầm cao đó nhưng ghế k đủ đành phải kê sách kê chứ sao và vì các quyển sách ghép với nhau sẽ điều chỉnh được độ cao thấp lên thường được dùng. Hãy nghĩ thoáng và đúng mực!

    Trả lờiXóa
  21. Tôi nghĩ việc tôn trọng sách là đọc sách và học được những điều hay của sách. Tôn trọng sách không phải là bo bo giữ quyển sách thật sạch sẽ. Giả sử tôi mua nhầm quyển sách quá dở, tôi có quyền xé nó, ném nó, đốt nó... Nếu như mấy quyển sách lót chân ghế chỉ là niêm giám điện thoại, sách quảng cáo, biểu mẫu thuế thì sao? Triệu Thị Hà chẳng việc gì phải xin lỗi, đừng xoắn lên theo đám đông, em cứ là em thôi...

    Trả lờiXóa
  22. Theo mình thì chẳng có gì để xin lỗi cả vì thực chất sách cũng chỉ là công cụ để truyền tải mà thôi, mình ngồi lên sách không có nghĩa là mình không tôn trọng sách. Sách không phải là phương tiên duy nhất để truyền đạt tri thức. Sách hay máy tính chỉ một công cụ. Sử dụng chúng như thế nào là việc của người chủ. Thực ra càng nghĩ ra nhiều cách sử dụng thì càng chứng tỏ năng lực sáng tao của con người. Sử dụng công cụ chứ đừng để công cụ sử dụng mình, các bạn lắm chuyện ạ.

    Trả lờiXóa
  23. Mọi người thử đọc lại đoạn này : "Trả lời về vấn đề này trên một tờ báo, đạo diễn Lê Hoàng cho biết, đây là một chương trình chưa thành phẩm, chưa phát sóng mà chỉ như một bản nháp, như một bộ phim chưa qua xử lý hậu kỳ, chưa qua kiểm duyệt. Đạo diễn cho rằng, nếu hình ảnh này được tung ra một cách chính thống thì mới đáng bị phán xét. "Nếu chúng ta cứ có thói quen đưa ảnh hậu trường ra rồi nâng lên thành vấn đề chính thì sẽ rất nguy hiểm", Lê Hoàng nói trên báo." Nói như vậy thì có nghĩa là khi không có ai nhìn thấy chúng ta có quyền dẫm đạp lên sách vở sao ? Người ta cần phải có Đức phải sống trân thật thì mới đáng được khen ngợi chứ. Chẳng lẽ chúng ta có thể sống giả dối như những bộ phim sao ? Có lỗi mà không dám nhận, còn ngụy biện không phải là hèn nhát lắm sao?

    Trả lờiXóa
  24. Tôi thấy cả Lê Hoàng và Triệu thị Hà trả lời đều không chấp nhận được, Hà thì tự nhận là một người rất yêu quý và nâng niu sách vậy mà bước vào một vị trí la liệt sách dưới sàn, sách kê chân ghế lại không có một ý thức nào khi bước thẳng đến ngồi lên chiếc ghế được kê bằng nhiều quyển sách như vậy. Còn ông Lê Hoàng thì vẫn là không chấp nhận được cái kiểu ngụy biện khi coi đây chỉ làm sự soi mói của mọi người khi phán xét trên hình ảnh thực tế chưa chỉnh sửa.

    Trả lờiXóa
  25. CON NGƯỜI CÒN PHẢN BỘI MÌNH CHỨ SÁCH VỞ LÚC NÀO CŨNG LÀ NGƯỜI BẠN ĐỜI TRI ÂN TRI KỸ TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH VỚI MÌNH. NHIỀU KHI MÌNH HẤT HỦI SÁCH VÌ ĐÃ SỮ DỤNG XONG, NGHĨ SẼ HẾT CẦN, BỎ SÁCH LĂN LÓC, NHƯNG ĐẾN KHI MÌNH HIỂU RA VẤN ĐỀ MÌNH CẦN LẠI SÁCH, SÁCH VẪN HỔ TRỢ MÌNH, SÁCH LÀ VẬT VÔ TRI VÔ GIÁC, NẾU NGƯỢC LẠI MÌNH NGHĨ SÁCH CŨNG ĐAU LÒNG VÌ MÌNH CẢM THẤY CÓ LỖI, CÒN HUỐNG CHI NHÌN CẢNH NÀY, ĐAU LÒNG QUÁ. " KHÔNG THỂ NÊN NGƯỜI MÀ KHÔNG CẦN ĐẾN SÁCH"

    Trả lờiXóa
  26. Tôi thấy chẳng có thiện cảm gì với Ổng đạo diện này. Đã sai mà không chịu thừa nhận còn đổ lỗi cho sách này nọ. Tự hào là người có tri thức, văn hóa cao.... hết chỗ nói. Khi Ổng làm giám khảo một số chương trình ca nhạc, không biết Ổng có được đào tạo về lĩnh vực này không, hay chỉ đơn giản là người nói khéo chăng?. Một người chân chính, tự trọng và thông minh thì họ không bao giờ nhận làm công việc không phải chuyên môn của anh ta chứ chưa nói tới là làm giám khảo. Nhìn tấm ảnh thấy mấy cuốn sách thật tội nghiệp.

    Trả lờiXóa
  27. Đó là ý đồ của người sắp đặt bối cảnh này, để xem các vị khách mời này có phản ứng hay không phản ứng trước cảnh những cuốn sách được chiêm dưới bốn chân ghế. Khi bắt đầu làm một chương trình thì những người tổ chức họ luôn quan tâm những thứ chi tiết nhất để không bị mắc lổi khi quay. Vậy thì tại sao lại trưng bày và làm hổn độn những cuốn sách như thế. Qua đây cho thấy những vị khách này luôn chăm chút cái bề ngoài của họ mà không để ý gì đến sự tồn tại của mọi thứ xung quanh. Và tiếp theo đó là những lời biện bạch của những ai ngồi, dẫm đạp lên trên sách.

    Trả lờiXóa
  28. Khi còn học tiểu học, mỗi lần niên học mới chị tôi thường giúp tôi bao bọc những quyển sách, tập vở cẩn thận. Cuối tháng các thầy cô giáo cho điểm giử tập sách đẹp chử đẹp để khuyền khích học sinh. Nhìn hình nầy thấy khó chịu làm sao. Con người phải biết tôn sư trọng đạo, yêu quí sách cũng như tác giả viết ra quyển sách đó. Ông bà ta cũng dạy con cháu ăn coi nồi, ngồi coi hướng. Sai xót thì phải nhận lỗi và sửa lỗi. Đừng biện minh nhiều quá, không tốt.

    Trả lờiXóa
  29. Là đạo diễn mà Lê Hoàng trả lời như vậy là không thành thật. Thay vì một lời xin lỗi, đạo diễn còn lên tiếng dạy đời. Buổi phỏng vấn đã kết thúc, hậu trường hoàng chỉnh thì còn chỉ còn chờ duyệt là lên hình. Vậy bản thân là đạo diễn tham gia trực tiếp phỏng vấn, duyệt hậu trường, như Triệu Thị Hà đã nói chỉ có 30' là đã kết thúc, tức là buổi ghi hình đã hoàn chỉnh. Vậy sao đạo diễn không ý kiến mà khi công chúng lên tiếng mới thấy mà còn dạy đời mọi người là " nguy hiểm".

    Trả lờiXóa
  30. Tất cả những cuốn sách của tôi từ trước tới nay, từ khi còn học giáo dục thường xuyên lên đại học, tôi đều lưu giữ tất cả những cuốn sách , khi mẹ tôi nói hãy mang chúng bán đi để đỡ vầy nhà. tôi không hề thích chút nào. Tôi luôn muốn chúng ở trong kho của riêng tôi. Tôi rất trân trọng chúng , mỗi khi tôi đọc lại chúng tôi lại nhớ thời còn cay đắng học giáo dục thường xuyên của mình. phải rất khó khăn nhờ vào những cuốn sách tôi mới có thể bứớc vào một trong 5 trường đại học công lập danh giá Hà Nội khi bấy giờ. Mỗi khi nhìn thấy những tấm bìa thôi tôi cũng có cảm xúc trân trọng chúng. Sách cho tôi một cảm giác thực của sự sống về niềm tin , có lẽ là với riêng rồi.

    Trả lờiXóa
  31. Cách suy nghĩ và phát biểu của đạo diễn Lê Hoàng rất đáng lên án . Nếu hậu trường phim làm cẩu thả không tôn trọng giá trị tri thức của con, người xã hội thì phim làm ra cũng chỉ là rác,chỉ là show cái bề nổi . Đạo diễn còn không có ý thức tôn trọng tác phẩm,công trình nghiên cứu của người khác thì phim đạo diễn làm ra thì ai tôn trọng đạo diễn. Nếu làm sai thì phải thừa nhận, rồi sửa sai và làm cho đúng,phát biểu của đạo diễn là đang trách khán giả, đang trách người show tấm hình ra cho cộng đồng xem chứ không thừa nhận hành vi của mình là sai. Một hành vi trốn tránh thiếu văn hóa.

    Trả lờiXóa
  32. Các bạn liên tục chửi người ta vô văn hóa thế nọ thế kia nhưng các bạn có thực sự hiểu ai mới là người đã đặt những quyển sách đó dưới ghế hay không. Cũng nên giải thích cho các bạn rằng có là người mẫu hay hoa hậu thì cũng là con người, người ta sai người ta đã xin lỗi thì nên châm chước cho họ. Mình cũng dám cá rằng 9/10 bạn anh hùng bàn phím trên đây nếu có mắc lỗi gì tương tự, vì không phải nổi tiếng nên chắc cũng nhắm mắt cho qua. Để kết luận, mình xin nói rằng trước khi phán xét một ai thì nên tự nhìn lại bản thân xem mình có xứng để phê bình người ta hay chưa.

    Trả lờiXóa
  33. Trách Triệu Thị Hà 1 phần thì phải trách ông Lê Hoàng 10 phần, già đời, lớn tuổi rất hay có mặt trên các chương trình mà lại đã ngồi vào ghế kê như thế? Rồi còn trách là đây mới là bản nháp, nháp xong có viết lại không? Kê sách như vậy đã là không được vậy mà mọi khi thấy ông nói hay thế??thông thái để ở đâu ông Hoàng nhỉ? cái gì xấu thì đã xấu ngay từ ý nghĩ chứ ko phải làm xong mới xấu. Vấn đề ở đây không phải là lên sóng chính thức, hay ảnh hậu trường. Ở đây là ý thức văn hóa. Chứ không phải vấn đề nào khác. Đừng bạo biện, trong cuộc sống không ai hoàn thiện cả. Nếu biết sai thì nên sửa. Đó mới là việc cần làm. Buồn.

    Trả lờiXóa
  34. Nặc danh09:58 16/7/14

    Hai con nguoi nay deu la vo hoc, noi nhieu thanh ngu roi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog