Chia sẻ

Tre Làng

TU DUY TƯỢNG ĐÀI

KhanhKim@

Tư duy tượng đài, các công trình hoành tráng, hay một sự lãng phí…?

Thật chua xót khi thấy tượng đài Đinh Tiên Hoàng với nguồn vốn ngân sách tới 1.500 tỉ đồng, bị lãng quên và bỏ hoang trên một dải đất đang xây dựng dở dang, đầy lau sậy, cỏ dại ở Ninh Bình.


Có người nhận xét rằng, tư duy tượng đài cùng các công trình di tích hoành tráng khác, nếu được dựng lên đúng thời điểm, phù hợp với vị thế đang lên một quốc gia sẽ là niềm vui và niềm tự hào của mỗi dân tộc. 

Thế nhưng, khi nhìn các công trình các tượng đài tiền nhân của chúng ta cô đơn, hiu quạnh, dầm mưa dãi nắng, bởi sự vô cảm của con người mà thấy đắng lòng.

Dự án xây dựng các tượng đài anh hùng dân tộc, thoạt nghe có vẻ chính đáng đang là mốt thời thượng hay trào lưu của các nhà lãnh đạo các tỉnh thành.

Thế nhưng thực tế thì "tư duy tượng đài" lại không hoàn toàn đơn giản như người ta nghĩ. Bởi có một tượng đài, hay một công trình hoành tráng thật sự ý nghĩa, để hậu thế tôn vinh, ngưỡng mộ, tưởng nhớ tới công lao các bậc tiền nhân, thì mới cảm nhận được giá trị đích thực của tượng đài, các công trình hoành tráng là bản sắc văn hóa riêng của mỗi Quốc gia, sẽ đạt được hiệu quả, mang tính giáo dục cao cho các thế hệ mai sau, khi nhớ về cuội nguồn dân tộc là các bậc tiền nhân, công thần của đất nước.

Có người nói “Trung Quốc bao la rộng lớn có Vạn Lý Trường Thành, có Tử Cấm Thành. Ai Cập có Kim tự tháp, tượng Nhân sư. Quốc gia nhỏ bé như Campuchia cũng có Angkor Wat, Angkor Thom.v.v..” Còn ở Việt nam ta sao chưa thấy có những công trình vĩ đại, quy mô hoành tráng như nước ngoài?.

Có đấy chứ, xa xưa nước Việt ta cũng đã từng có các công trình kỳ vĩ, hoành tráng như Cửu Trùng Đài ở đời Lê Tương Dực. Khi xây Lăng cho mình, Ông Vua Tự Đức đặt tên cho công trình là Vạn Niên Cơ. Công trình đã vắt kiệt sức dân, kèm theo cả máu và nước mắt và nỗi oán hờn của người dân. Vì vậy người dân đã phẫn uất nổi dậy, được thể hiện bằng những lời ca ai oán, còn vang vọng mãi đến tận hôm nay:

Vạn Niên là vạn niên nào?
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.

Những ai am hiểu lịch sử Việt đều hiểu rằng (1341-1369) chính những điện Lạc Thanh, hồ Lạc Thanh cùng các công trình kỳ vĩ khác dưới thời trị vì của Vua Trần Dụ Tông và cả thành Tây Giai (thành Nhà Hồ) mà chúng ta thấy ở tỉnh Thanh hóa ngày nay, chính là công trình được cho là rất hoành tráng, ngốn không biết bao công sức, mồ hôi, xương máu của người dân. Chính quyết định xây dựng đó đã làm suy kiệt đất nước, lòng dân oán giận. Vì vậy không gì có làm lạ, khi giặc tràn sang, đất nước nhanh chóng rơi vào tay quân xâm lược.

Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc thấm đẫm biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ đi trước, và nhiều triều đại các nhà Vua đã thấu hiểu chân lý đơn giản rằng, sức mạnh vĩ đại nhất của dân tộc VN không nằm ở các công trình hoành tráng, mà nó nằm ở lòng dân. Khi lòng dân bất an, đất nước suy kiệt, sức mạnh của một dân tộc sẽ mất đi.

Năm 2015, thế giới đã chứng kiến cảnh người dân Singapore tiễn đưa vị lãnh tụ kính yêu của họ về cõi vĩnh hằng. Ông Lý Quang Diệu không chỉ là người lập quốc mà còn là nhà lãnh đạo tài ba, chính ông đưa Singapore nhỏ bé thành một Quốc gia thịnh vượng, được cả thế giới thán phục và ngưỡng mộ. Trong bài điếu văn tiễn biệt, Thủ tướng Lý Hiển Long (là con của Ông Lý Quang Diệu) đã nói: “Những ai đến Singapore hỏi tượng đài Lý Quang Diệu ở đâu, người dân Singapore có thể tự hào đáp lại rằng: Hãy nhìn xung quanh bạn”.

Thế đấy, trông người mà ngẫm đến ta, chúng ta đã nghèo nhưng lại hay chơi trội, cái gì cũng muốn, cái gì cũng thích hoành tráng. Quy luật của mọi vật là sự thành, trụ, hoại, diệt. Chỉ có sự kính trọng và lòng biết ơn được lưu giữ trong lòng dân, mới là vĩnh cửu, trường tồn với thời gian.

Nhà thơ Tố Hữu lúc còn sống đã viết về Bác Hồ:

Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Thật xót xa khi thấy những tượng đài ngàn tỉ bỏ hoang, đang dãi gió dầm mưa kia ở tỉnh Ninh Bình và nhà Bảo tàng với quy mô hoành tráng hàng ngàn tỉ ở Hà Nội nay bỗng vắng hoe, không có người thăm viếng. Hay ở Festival đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ nhất do Bạc Liêu đăng cai từ ngày 25 đến 29/4/ 2014.


Có đến trên 20 công trình hoành tráng được xây dựng, với giá trị đầu tư lên tới 2.000 tỉ đồng, chưa kể chi phí tổ chức lễ hội. Có người nói “Làm chỉ để ngắm nhìn một đêm và 04 ngày lễ hội, mà phải tiêu tốn tới hàng ngàn tỉ đồng, hậu Festival nay trở nên hoang phí, sử dụng không hiệu quả, công trình dầm mưa dãi nắng, xuống cấp nghiêm trọng với thời gian”, liệu có đáng, có quá đáng lắm hay không?.

Đừng để nhân dân bất bình khi nhiều nơi người dân ăn vẫn chưa đủ no, áo vẫn chưa đủ ấm mà lại phải đau xót chứng kiến cảnh các công trình quy mô hoành tráng, tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng bị bỏ hoang.

Ngày 10 tháng 12 năm 2015

4 nhận xét:

  1. Bản thân mình là một đứa ham chơi. Nhưng cái tính mình lại chỉ thích vui chơi, thăm thú ở những nơi mang yếu tố tự nhiên hơn. Chứ những công trình nhân tạo này nọ do con người xây dựng thì mình không thích lắm. Thay vì tượng đài thì các tỉnh có đất rộng, đẹp thì xây dựng, cải tạo một cái công viên với cái hồ nho nhỏ cho bà con đi lại là ổn rồi. Chứ đầu tư kiên cố thì tốn kém lắm. Dân trả thì thích đi núi, đi biển, dân cao tuổi thì thích đi đình chùa hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi rất đồng tình với tác giả bài viết trên là cúng ta phải có một tư duy đúng về tượng đài và cách tưởng nhớ đến công lao của người có công với dân tộc, không phải chúng ta cứ xây dựng nhiều tượng đài là chúng ta nhớ đến công lao cua những người anh hùng dân tộc mà chúng ta có thể tưởng nhớ công lao bằng những hành động khác, chúng ta không nên lãng phí tiền để xây dựng những công trình hành tỷ đồng để bỏ hoang, chúng ta cần tư duy lại cách xây dựng tương đài.

    Trả lờiXóa
  3. Xây có mỗi cái tượng đài đã tiêu tốn hàng ngàn tỉ ngân sách nhà nước. Đã tốn như vậy mà có những dự án còn bỏ hoang, không hiểu mấy ông này hàng năm giải ngân số tiền trên với Chính phủ kiểu gì, số tiền được giải ngân này nó rơi vào túi ải túi ai

    Trả lờiXóa
  4. Đất nước ta còn nghèo, xây tượng đài mà không mang tính giáo dục, để các thế hệ mai sau lại nhầm lẫn Quang Trung là anh em của Nguyễn Huệ thì thật là đáng trách. Nếu như là Bác Hồ, bác cũng không mong muốn gì dành tiền để xây tượng đài cho Bác, Bác chỉ mong dành số tiền ấy cho nhân dân, cho đất nước, chỗ nào còn nghèo thì phải cố gắng để phát triển. Thiếu gì cách để giúp địa phương thoát nghèo.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog