Chia sẻ

Tre Làng

Rộ tin các thành viên NATO thuyết phục Tổng thống Ukraine Zelensky đàm phán

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết ba thành viên châu Âu của NATO cùng ủng hộ kế hoạch thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga. Pháp và Đức được cho là ủng hộ sáng kiến của Anh, khuyên Tổng thống Volodymyr Zelensky đàm phán.

Theo đề xuất, Kiev sẽ nhận được nhiều vũ khí phương Tây hơn và được đảm bảo an ninh dù chưa đủ tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Mặc dù Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công khai kêu gọi Kiev tiến hành “một cuộc tấn công quân sự nhằm đẩy lùi tiền tuyến của Nga, mở đường cho việc quay trở lại đàm phán”, nhưng ông được cho là đã kín đáo khuyên Tổng thống Zelensky đưa ra “những quyết định khó khăn”, các nguồn tin giấu tên tiết lộ.

Trong bữa tối tại Điện Elysee hồi đầu tháng này, Tổng thống Macron và Thủ tướng Olaf Scholz “đã nói với nhà lãnh đạo Ukraine rằng ông cần bắt đầu xem xét các cuộc đàm phán hòa bình”.

“Chúng tôi cứ lặp đi lặp lại rằng Nga không được thắng, nhưng điều đó có nghĩa là gì? Nếu xung đột kéo dài với cường độ như thế này, tổn thất của Ukraine sẽ trở nên không thể gồng gánh nổi”, một quan chức cấp cao của Pháp nói với tờ WSJ. “Và không ai tin rằng họ có thể lấy lại được Crimea.”

Tổng thống Ukraine Zelensky, Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Đức Scholz gặp nhau tại Điện Elysee hôm 9/2. Ảnh: AP

Như một cách để khuyến khích ông Zelensky, tờ báo này cho biết Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đưa ra một kế hoạch cho phép Kiev “tiếp cận rộng rãi hơn với các thiết bị quân sự, vũ khí và đạn dược tiên tiến”. Kế hoạch dự kiến sẽ được xem xét tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7.

“Hội nghị thượng đỉnh NATO phải đưa ra một đề nghị rõ ràng cho Ukraine, đồng thời mang lại cho ông Zelensky một chiến thắng chính trị ở trong nước như động lực cho các cuộc đàm phán”, một quan chức giấu tên của Anh nói với WSJ. Quan chức này nói thêm, nếu Mátxcơva thấy phương Tây sẵn sàng hỗ trợ Kiev nhiều hơn nữa, có thể họ sẽ tin rằng họ không thể đạt được các mục tiêu quân sự ở Ukraine.

Pháp và Đức ủng hộ sáng kiến này, coi đây là một cách để "tăng cường lòng tin của Ukraine" và tạo động lực để bắt đầu đàm phán với Nga, theo các quan chức giấu tên của cả hai nước.

Các quan chức cho biết kế hoạch của Thủ tướng Anh Sunak không bao gồm việc triển khai lực lượng NATO ở Ukraine, hoặc cam kết phòng thủ tập thể với Kiev theo Điều 5 của NATO. Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrey Melnik cho biết đây là một khởi đầu tốt, nhưng Kiev cần được "cam kết rõ ràng rằng họ sẽ không loại trừ tư cách thành viên NATO của Ukraine, vốn là giải pháp duy nhất cho một nền hòa bình lâu dài”.

Chính quyền Anh, Pháp, Đức hiện chưa lên tiếng về thông tin này.

Hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Nga đã liệt kê các điều kiện đối với giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột, trong đó bao gồm việc phương Tây chấm dứt “cung cấp vũ khí và lính đánh thuê” cho Kiev, Ukraine trở lại trung lập sau khi phi quân sự hóa và phi phát xít hóa.

Đáp lại, ông Zelensky từ chối bất kỳ khả năng đàm phán nào với Mátxcơva, nói rằng: "Không có gì để nói, và cũng không có ai để đối thoại."

***
25/02/2023
Minh Hạnh
Theo Wall Street Journal, RT

7 nhận xét:

  1. Hoa Co May23:24 25/2/23

    Các nhà lãnh đạo thuộc khối NATO mà trực tiếp ở đây là các quốc gia EU bề ngoài thì chiều lòng anh cả Mẽo thể hiện cái oai trước thiên hạ, trước Nga bằng cách tiếp tục viện trợ vũ khí cho UK để đánh Nga nhưng trong tâm họ không hề mong muốn cuộc chiến này tiếp tục diễn ra, về lâu dài đã dần lộ ra bằng các ý định không chính thức, sẽ còn nhiều hoạt động nữa, cứ chờ xem

    Trả lờiXóa
  2. Trong cuộc chiến này chỉ có Mỹ là hưởng lợi thôi, thiệt hại nhiều nhất là Ukr và Nga, tiếp đến là NATO và EU. Ukr là chiến trường chính, xảy ra các cuộc xung đột ác liệt, trực tiếp bị chịu thiệt hại về người và của. Nga cũng chịu thiệt hại về cả người, quân sự và kinh tế, bị cấm vận về xuất - nhập khẩu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. EU chịu ảnh hưởng vì chính những lệnh cấm vận đối với Nga khi mất đi nguồn cung cấp khí đốt và nguyên liệu giá rẻ, phải mua lại các nguyên liệu của Mỹ với giá cắt cổ. NATO thì cảm thấy kiệt quệ về quân sự khi phải liên tục hỗ trợ về vũ khí và đạn dược cho Ukr, trong khi tình thế cuộc chiến lại không mấy khả quan cho phía Ukr

      Xóa
    2. Mỹ là nước hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến giữa Ukraina với Nga về cả quân sự lẫn kinh tế. Về kinh tế, Mỹ cùng các nước thuộc NATO đã ban bố các lệnh cấm vận đối vận đối với Nga, nhờ đó được giành một phần cung cấp nguyên liệu và khí đốt với giá cao cho EU

      Xóa
    3. Về quân sự, Mỹ vừa có cơ hội để "thanh lý" được số vũ khí đạn dược tồn kho cho Ukr, vừa được thử nghiệp các vũ khí mới trên chiến trường Ukr, dựa vào những thành tích và sự thể hiện của nó trên chiến trường mà rao bán lại cho các nước trong khối NATO, và lại kiếm thêm được thu nhập

      Xóa
    4. Các nước trong khối NATO sau khi kiệt quệ vì cung cấp vũ khí cho Ukr sẽ phải bỏ tiền túi ra để mua những vũ khí mới và hiện đại của Mỹ.
      Mỹ vừa làm kiệt quệ nền kinh tế của một cường địch là Nga, vừa có thêm các thông tin về những vũ khí và các chiến thuật của Nga, mà không phải tổn thất về người, thật sự là ngư ông đắc lợi

      Xóa
    5. Để đấy mà xem, Mỹ không cho không ai cái gì đâu, cuộc chiến kết thúc, bên nào thắng đi nữa thì Mỹ cũng sẽ yêu cầu UK bồi thường thiệt hại chiến tranh mà Mỹ đã cho UK, không một khí tài nào là miễn phí cả, chỉ là đang trong cuộc chiến thì mọi tâm lực đều được dành cho việc đánh nhau thôi

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog