Chia sẻ

Tre Làng

Nga lên tiếng về video lính Ukraine bị sát hại dã man

Nga cho biết, đoạn video ghi lại cảnh sát hại một binh sĩ Ukraine đang lan truyền trên mạng là khủng khiếp và cần kiểm tra tính xác thực của nó.

Theo France24, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố trước các phóng viên rằng: "Trước hết, cần kiểm tra tính xác thực của đoạn video khủng khiếp đó... Chúng ta đang sống trong một thế giới của sự giả mạo".

Trước đó, Ukraine đã chỉ trích mạnh đoạn video bị cho là ghi lại cảnh lính Nga tự quay phim họ sát hại một tù nhân Ukraine bằng dao. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã kêu gọi người dùng ngừng chia sẻ đoạn video.

Các hãng thông tấn hiện chưa thể xác minh tính xác thực hay nguồn gốc đoạn video.

Xung đột ở Ukraine chưa chấm dứt trong năm nay Ảnh: Sky News

Theo tài liệu rò rỉ của Lầu Năm Góc đang được đăng tải trên mạng, cuộc xung đột Nga và Ukraine sẽ kéo dài qua năm 2023 và Nga sẽ không thể kiểm soát toàn bộ vùng Donbass ở phía đông Ukraine trong năm nay.

Hãng Reuters đưa tin, đánh giá này được nêu trong tài liệu rò rỉ đề ngày 23/2/2023 với nhan đề "Trận chiến giành Donbass có khả năng rơi vào bế tắc trong suốt 2023".

Hiện, Bộ Quốc phòng Nga từ chối bình luận về thông tin trên và cho biết, không rõ các tài liệu trên có thực không. Trong khi đó, các quan chức Mỹ cho rằng các tài liệu bị rò rỉ đã được chỉnh sửa.

Tài liệu rò rỉ của Mỹ có thể nhằm đánh lừa Nga

Sky News dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói, vụ rò rỉ một lượng lớn tài liệu cực kỳ nhạy cảm của Mỹ ở trên mạng có thể là một động thái của Washington nhằm đánh lừa Moscow.

"Có lẽ sẽ rất thú vị khi ai đó xem những tài liệu như vậy. Đó có thể là tài liệu giả hoặc là một vụ rò rỉ có chủ đích. Vì Mỹ là một bên trong cuộc xung đột Ukraine và về cơ bản đang tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga, nên những kỹ xảo như vậy đang được dùng để đánh lừa đối thủ của họ".

theo Vietnamnet

1 nhận xét:

  1. AI bây giờ phát triển, nên chuyện làm giả một cái video là chuyện hoàn toàn bình thường, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường mà chưa kiểm tra tính xác thực của video thì rất khó để tin được, chứ đừng nói là đưa ra nhận định mang tầm quốc gia

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog