Chia sẻ

Tre Làng

Sở 4T vào cuộc vụ anh Đoàn Ngọc Hải đăng clip nhà sư đánh người

Cuteo@

Đúng như dự đoán, sau khi mạng xã hội lên tiếng về "Chuyện anh Đoàn Ngọc Hải đăng clip Nhà sư đánh người lên Facbook", vào tối qua, Sở 4T TP.Hồ Chí Minh đã vào cuộc xác minh. Kết quả làm viêc bước đầu, anh Đoàn Ngọc Hải lý giải việc đăng tải clip nhà sư đánh người với mục đích "muốn đề cao tính nhân văn muôn đời của Phật giáo".

Thông tin nói trên đã được Phó Giám đốc Sở 4T Nguyễn Ngọc Hồi xác nhận và ông này cho biết, vụ việc vẫn đang được xác minh, kiểm tra.

Ảnh chụp màn hình clip do anh Đoàn Ngọc Hải đăng

Phản ứng với yêu cầu xác minh của Sở 4T TP Hồ Chí Minh, vào chiều qua 24/10, anh Đoàn Ngọc Hải đã đăng bài phản hồi về nội dung bài viết của mạng xã hội và tờ Người Lao Động.

Anh Đoàn Ngọc Hải lý giải thông tin về thời gian, địa điểm đăng kèm trong bài viết là thể hiện thời gian, địa điểm tài khoản này viết nhật ký facebook và cho rằng, bài viết của mình "chỉ muốn nói đến ý nghĩa cực kỳ quan trọng của chiếc áo nhà Phật mà bản thân tôi là một Phật tử đã từng 6 lần đến Bồ Đề Đạo Tràng - Ấn Độ".

Anh Đoàn Ngọc Hải nói thêm: "Tôi viết vì muốn đề cao tính nhân văn muôn đời của Phật giáo".

Vào ngày hôm qua , bạn đọc mạng đã đặt vấn đề không hiểu vì lý do gì, mà vào hôm 22/10/2023, anh Đoàn Ngọc Hải đăng clip “Nhà sư đánh người” với dòng trạng thái nguyên văn như sau: "Sài Gòn sáng nay 22/10/2023. Chiếc áo vàng này rất đặc biệt, không phải ai cũng có thể khoác lên người mình được!". Dòng trạng thái kèm với clip đã khiến dư luận bất bình.



Đáng chú là cách anh Đoàn Ngọc Hải đăng tải clip cùng đoạn status kèm theo làm cho người đọc hiểu rằng sự vụ “Nhà sư đánh người” xảy ra ở Sài Gòn vào sáng 22/10/2023.

Clip có độ dài khoảng 10 giây, phản ánh cảnh một nhà sư tát vào mặt một người đàn ông lớn tuổi trước sự chứng kiến của nhiều người. Vừa tát, nhà sư này vừa nói: “Ngậm miệng chưa?”.

Có nhiều bình luận lên án hành vi của người mặc áo nhà sư trong clip. Cũng có những bình luận lợi dụng vụ việc này để chỉ trích, xúc phạm, miệt thị Phật giáo. 

Cũng trong phần bình luận, có nhiều ý kiến góp ý với tinh thần xây dựng và chỉ rõ đây là clip đã cũ, xảy ra từ năm 2020, vụ việc không phải ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, anh Đoàn Ngọc Hải không không chỉnh sửa để tránh sự hiểu lầm của dư luận.

Ngay sau khi anh Đoàn Ngọc Hải đăng tải clip nói trên, Giáo hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh đã vào cuộc xác minh và cho biết, vụ việc trong clip đã xảy ra từ lâu và không phải trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. 

Đại đức Thích Hoằng Tâm, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo TP Hồ Chí Minh cho biết, vụ việc trong clip đã xảy ra từ lâu và không phải trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Nhà sư xuất hiện trong clip là trụ trì chùa Phú Hậu (ở Thừa Thiên Huế) và vụ việc đã được xử lý vào năm 2020. Đại đức Thích Hoằng Tâm cũng cho biết, nhà sư trong đoạn clip nói trên cũng đã viên tịch.

Theo Đại đức Thích Hoằng Tâm, “Khi đăng thông tin thì Fbker Đoàn Ngọc Hải cần phải chú thích rõ nguồn gốc để không gây ngộ nhận cho người xem, tránh những cảm xúc và những bình luận tiêu cực

Bình luận về vụ việc này, một Fbker nổi tiếng nhận xét rằng: "Cái cách mà anh Hải đăng bài giống hệt cách mà tổ chức khủng bố Việt Tân, Hội anh em dân chủ hay những kẻ chống phá nhà nước vẫn thường làm".

Bạn đọc cho hay, đây không phải lần đầu anh Đoàn Ngọc Hải có phát ngôn thiếu chuẩn mực, thậm chí lệch chuẩn trên Facebook. Vì điều này, không phải là một lần, và không chỉ có dân mạng phản ứng, mà ngay cả lãnh đạo Quận 1 TP Hồ Chí Minh cũng đã phải nói trong một cuộc họp báo chí rằng: “Lời nói, hành vi và việc làm của ông Đoàn Ngọc Hải không khớp với nhau”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog