Báo Lao Động vừa có bài: Những biển cấm "có như không" ngay giữa Thủ đô. Bài phản ánh đúng thực trạng, và thông điệp gì, gửi đến ai, cơ quan nào thì các anh chị đều biết. Mời xem ảnh bên dưới đây:
Nếu các anh chị đi đến bất kể khu dân cư nào, con phố nào có chợ cóc, chợ tạm,... đều thấy có các biển báo "Cấm đổ rác", "cấm họp chợ", "cấm đỗ xe"... Nhưng tiếc rằng, các biển báo này đều không có hiệu lực (trên thực tế) và chính quyền cũng gần như bất lực. Thành ra là, chợ vẫn họp, giao thông vẫn tắc, đường phố vẫn nhầy nhụa bùn đất, rác thải và bộ mặt đô thị thì khỏi phải nói.
Đấy là thực trạng. Nhưng cứ động vào xem?
Nếu Cảnh sát trật tự, Trật tự phường thuyết phục không được, cảnh báo không xong,.. rồi tiến hành cưỡng chế là ăn đòn luôn với báo chí truyền thông.
Họ sẽ nói rằng, "dân khổ thế, sao nỡ", "thiếu gì cách ôn hòa hơn mà phải tịch thu cái thúng cái mẹt của dân", "Dân cũng chỉ vì miếng cơm manh áo thôi, chứ có gì to tát", "Cực chẳng đã người dân mới phải ra đường mưu sinh, cả nhà chỉ trông vào gánh hàng rong"...
Thậm chí có người còn bẩn tính tới mức so sánh rằng, "bao công trình không phép to tát vật vã thế, sao không ra ngăn cản, mà lại đi ngăn cản người thấp cổ bé họng?"...
Đã có vụ một xe tự chế phiên bản đồng nát chờ đồ ăn uống (tất nhiên là không rõ nguồn gốc) đi vào phố cấm xe để bán hàng rong. Khi bị cảnh sát nhắc nhở, yêu cầu ra khỏi khu vực, người này đã quay lại tấn công bằng cách chửi bới, đấm thẳng vào mặt viên cảnh sát. Rồi khi bị anh cảnh sát tự vệ bằng một cú đá và khống chế thì anh Tuấn Bìu lại viết trên báo rằng, "Cú đá đó không dành cho dân".
Đó là thực tế.
Điểm chung là họ đều lôi chữ "Dân" và sự "nghèo đói" ra làm lá chắn, bao biện cho việc vi phạm trật tự công cộng. Nguy hiểm hơn, những người viết báo như thế đã xếp người dân đối lập với các lực lược chứng năng. Điều này là nguy hiểm, vì nó cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời chia rẽ mối quan hệ giữa chính quyền vào người dân.
Tôi ủng hộ bài báo của Lao Động và yêu cầu các cơ quan chức năng, cùng báo chí và người dân chấp hành pháp luật. Tiêu chuẩn tối thiểu để được coi là Văn Minh trước hết và chủ yếu nằm ở việc tuân thủ pháp luật trước khi nói đến văn hóa, thói quen hay sự nghèo đói tĩ tã...
P/s: Bài chép của cô Fb Chi Thuy môi cong
P/s: Bài chép của cô Fb Chi Thuy môi cong
Thật ra thì dân Việt Nam mình hầu như vẫn quen với cái thói quen từ ngày xưa kiểu "phép vua thua lệ làng" ấy. Nói mãi thì cũng chẳng nghe đâu, phải dùng đến biện pháp mạnh tay, thẳng tay xử lí hành chính một cách nghiêm khắc và tiến hành trong một thời gian dài thì mới dần dần thay đổi được
Trả lờiXóalà người hiểu biết về pháp luật thì nên có những sự cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng trước khi lên tiếng để bình luận về một vấn đề nào đó, chứ đừng như anh Tuấn B.ìu kia, cứ mãi chỉ nhăm nhe vào chọc ngoáy, rồi chia cắt tình quân dân, chỗ đẹp thì chả thấy hé răng mà chỗ xấu thì cứ chõ mõm vào, thế bẩn tính lắm
Trả lờiXóanếu đã là quy định thì nên nghiêm túc mà tuân thủ chấp hành, chứ lại cứ dựa vào chữ 'nghèo' với chữ 'khổ' thì đúng là không ai nói được rồi, nếu đã là gánh hàng rong thì tại sao không mang ra hẳn nơi có chợ mà bán, lại phải đi leo lắt ở chỗ cấm chợ làm gì cho khổ
Trả lờiXóalại hai chữ "Nghèo, khổ" chứ không người ta sao phải làm vậy, nếu cứ thế thì mục tiêu về một thành phố văn minh, xinh đẹp, hiện đại sẽ rất khó thực hiện nếu ta còn thỏa hiệp với những tư duy manh mún, trục lợi, khôn lỏi của những người bán hàng rong vi phạm như vậy.
Trả lờiXóaNgười dân nghèo đang quen với việc mình chẳng có gì để cho người ta phạt nên mặc sức vi phạm pháp luật, ngay chỗ tôi ở có cái đường một chiều cứ đến giờ đón con là tắc đường không đi lại nổi thế mà vẫn có mấy bác xích lo ngang nhiên chở hàng cồng kềnh đi ngược chiều, phụ huynh đi ô tô đều phải né.
Xóaai thử đi dạo trên Hồ Tây một lần sẽ biết, mệt quá ngồi ghế đá còn có người ra đuổi vì đây là chỗ họ làm ăn, bán nước không được ngồi vào trong khi đây là khu vực công cộng của Nhà nước, rất phản cảm, đề nghị CQ cần nghiêm túc thực hiện pháp luật với những hành vi này!
Trả lờiXóaNhiều người dân cứ bàm vào lý do hoàn cảnh nghèo đói nên mặc kệ pháp luật, đến lúc bị xử lý thì lu loa lên, như chỗ tôi mấy ông đi xích lỗ với xe cà tàng chở hàng đi không bao giờ có khái niệm dừng đèn đỏ, đường một chiều cũng đi ngược được nói chung là rất khó chịu nhưng công an lại tuỵt thì giở giọng nước điếu ra, rất phản cảm
Xóa