Chia sẻ

Tre Làng

HÓT TRONG TUẦN

LâmTrực@

# 1. Trung Quốc với Hộ chiếu của những con bò

Tuần rồi có lẽ là tuần nóng nhất bởi phản ứng của Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác đối với vụ Hộ chiếu của những con Bò Bắc Kinh.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là bước đi thâm hiểm của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo, Một sô nước khác thì cho rằng Hộ chiếu đó chẳng giúp gì cho Bắc Kinh khẳng định củ quyền của họ tại Biển Đông, mà trái lại, nó làm cho sức mạnh mềm của Trung Quốc suy giảm đi nhanh chóng.

Đối sách với Hộ chiếu của những con bò Bắc Kinh, Việt Nam gần như là nước đi đầu trong việc phát hiện và xử lý với tình huống vừa mang tính ngoại giao nhưng lại vừa như một trò hề của Bắc Kinh. Đó là chủ động dự đoán và cho phát hành thị thực rời. Điều này được tính toán khá kỹ càng, cùng lúc nhằm vào nhiều mục tiêu. Thứ nhất là không công nhận đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thông qua Hộ chiếu. Thứ hai, vẫn tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường về lãnh thổ của ta. Thứ ba, thông qua đây làm thất bại ý đồ kích động chiến tranh, kích động người dân biểu tình của những con bò chính trị, rân trủ.

# 2. Vẫn là Trung Quốc gây sự với láng giềng

Kế hoạch của Trung Quốc về việc cho phép lực lượng cảnh sát xông lên lục soát và truy đuổi tàu thuyền “đi lại bất hợp pháp” trong khu vực mà nước này coi là lãnh hải của họ ở Biển Đông có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột hải quân và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong khu vực. Đây là lời cảnh báo vừa được Tổng thư ký Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – ông Surin Pitsuwan đưa ra ngày hôm qua (30/11).

Theo ông Pitsuwan, kế hoạch của Trung Quốc là “một bước ngoặt rất nghiêm trọng” trong diễn biến tình hình ở Biển Đông.

"Nó chắc chắn sẽ làm tăng mức độ lo ngại của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những bên cần tiếp cận, đi lại và cần sự tự do ở khu vực biển này”, ông Surin cho Reuters biết qua đường dây điện thoại từ Thái Lan. Trong phát biểu sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ một cách khác thường, Tổng thư ký ASEAN – ông Surin cảnh báo, kế hoạch của Trung Quốc có thể gây ra một vụ việc lớn làm ảnh hưởng đến niềm tin vào khu vực Đông Á – một đầu tàu kinh tế của thế giới.

Sau cuộc đối đầu với Philippines, Trung Quốc tiếp tục có những hành động hiếu chiến, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trong một nỗ lực nhằm xoa dịu sự lo ngại của các nước đối với luật mới của Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rằng, nước này “rất coi trọng” sự tự do hàng hải ở Biển Đông – vùng biển chứa một số trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới. Tất nhiên điều mà Bắc Kinh nói, chẳng lòe bịp được ai.

# 3. Thất bại cay đắng của bóng đá Việt Nam

Thua, thua và lại thua.

Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam do huấn luyện viên Phan Thanh Hùng đã hứng chịu thất bại tồi tệ nhất trong lịch sử tham dự Tiger Cup/AFF Cup. Sự kiện này, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về bóng đã Việt Nam. Điều này làm người hâm mộ buồn lòng.

Buồn nhất là tình trạng hàng loạt ông bầu chạy khỏi bóng đá, khiến V-League nói riêng và bóng đá Việt nói chung rơi vào hỗn loạn, mất phương hướng.

Kể từ giải đấu này ra đời vào năm 1996, với tên gọi ban đầu là Tiger Cup, ĐT Việt Nam thường xuyên lọt vào bán kết và chung kết, mà đỉnh cao là danh hiệu vô địch năm 2008. Chỉ đúng một lần chúng ta không vượt qua được vòng bảng. Đó là năm 2004, dưới sự dẫn dắt của HLV Edson Tavares. Nhưng năm ấy, ít nhất chúng ta đã thắng 2 trận và chỉ thua 1 trận, xếp thứ 3/5 đội ở bảng A. 

Sau trận thua Thái Lan 1-3 tối qua, trưởng đoàn ĐT Việt Nam Ngô Lê Bằng khẳng định quan điểm của VFF là sẽ không sa thải HLV Phan Thanh Hùng trong mọi trường hợp. Nhưng ông Bằng cũng nói thêm rằng ông Hùng có toàn quyền từ chức. Đại ý nếu HLV Phan Thanh Hùng từ chức thì VFF nhiều khả năng chấp nhận.

Văn hóa từ chức đang là chủ đề nóng hổi trong mọi cấp, mọi ngành ở nước ta trong năm nay. Trong văn hóa từ chức, sự nhận thức cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Tôi không làm tốt việc này, không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đề ra, tôi thấy mình phải chịu trách nhiệm. Nếu hậu quả là nặng nề, tôi xin từ chức.

Như đã nhắc ở trên, thành tích của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2012 là tồi tệ nhất trong lịch sử tham dự giải đấu này. Vì thế, những người liên quan phải chịu trách nhiệm liên đới. Nếu như bóng đá Việt Nam đang muốn vươn lên tầm chuyên nghiệp, cách hành xử phải cần văn minh, trong đó có văn hóa từ chức.

Nhưng liệu ông có phải là người duy nhất phải chịu trách nhiệm? Những người làm việc trực tiếp với ông, cả trên lẫn dưới, thì sao?

3 nhận xét:

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog