Sau gần 2 tháng tổng kiểm tra rà soát, Công an thành phố đã phát hiện, lập biên bản vi phạm, ban hành 8.861 quyết định xử phạt, với tổng số tiền phạt trên 71 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Công an thành phố Hà Nội, tính đến ngày 12/12, đơn vị đã hoàn thành trước thời hạn 100% chỉ tiêu theo yêu cầu của Bộ Công an về tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.
Để việc triển khai “chiến dịch 60 ngày đêm” (15/10-15/12) đảm bảo hiệu quả, Công an thành phố yêu cầu các đơn vị công an quận, huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải rà soát, lập danh sách tổng số cơ sở thuộc diện quản lý, đăng ký chỉ tiêu kiểm tra theo từng ngày, từng tuần để thực hiện.
Công an thành phố thành lập sáu Tổ công tác tới từng quận, huyện, thị xã để hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai của Công an cấp huyện, Ủy ban Nhân dân cấp xã, Công an cấp xã, đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của các đơn vị; thường xuyên tổng hợp, báo cáo, đôn đốc, chấn chỉnh, tăng cường tuyên truyền triển khai Kế hoạch 513/KH-BCA-C07 ngày 7/10/2022 của Bộ Công an nhằm tạo sự ủng hộ, đồng tình, cùng vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền và toàn dân trong đợt tổng kiểm tra, rà soát.
Cũng theo Công an thành phố, sau gần 2 tháng tổng kiểm tra rà soát, tính đến ngày 12/12, trên địa bàn thành phố có tổng số 159.780 cơ sở thuộc diện quản lý, trong đó có 19.575 cơ sở do cơ quan Công an quản lý và 140.205 cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Quá trình kiểm tra, cơ quan Công an đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cho người dân, cơ sở trong việc đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
Công an thành phố đã phát hiện, lập biên bản vi phạm, ban hành 8.861 quyết định xử phạt, với tổng số tiền phạt trên 71 tỷ đồng; đồng thời, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành 1.680 quyết định tạm đình chỉ hoạt động; 1.198 quyết định đình chỉ hoạt động và 29.902 văn bản kiến nghị, yêu cầu cơ sở dừng hoạt động để tổ chức khắc phục các tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
Riêng đối với loại hình cơ sở kinh doanh karaoke, bar, vũ trường, qua rà soát, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 1.520 cơ sở kinh doanh karaoke, trong đó, có 23 cơ sở có nguy cơ về cháy, nổ theo phụ lục II Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; 742 cơ sở do Cơ quan Công an quản lý; 778 cơ sở do Ủy ban Nhân dân cấp xã quản lý.
Qua kiểm tra, rà soát, tính đến ngày 12/12, Cơ quan Công an đã tổ chức kiểm tra 3.256 lượt cơ sở, xử phạt 415 trường hợp, phạt tiền trên 3,8 tỷ đồng; tạm đình chỉ 193 cơ sở, đình chỉ 554 cơ sở, ban hành, tham mưu Ủy ban Nhân dân cấp quận ban hành 1.081 văn bản yêu cầu các cơ sở dừng hoạt động để khắc phục các tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy; 439 cơ sở có văn bản thông báo cơ quan quản lý dừng hoạt động kinh doanh để khắc phục các yêu cầu không đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
Trước đó, do trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên xảy ra các vụ cháy, đặc biệt là vụ cháy quán karaoke 231 Quan Hoa, Cầu Giấy làm 3 cán bộ, chiến sỹ thuộc Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Cầu Giấy hy sinh khi làm nhiệm vụ, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Công an thành phố mở đợt tổng rà soát, kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn./.
Mạnh Khánh (TTXVN/Vietnam+)
với sự ra quân đồng loạt của các lực lượng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong gần 2 tháng triển khai thực hiện, các đơn vị đã đạt được những kết quả nhất định, cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu đã đạt tiến độ đề ra.
Trả lờiXóaUBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các cấp và lực lượng công an cần tiếp tục quán triệt triển khai quyết liệt, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 513 của Bộ Công an và Văn bản số 3447 ngày 17/10/2022 của UBND Thành phố về tổng rà soát, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH.
Trả lờiXóatổ chức giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, mất an toàn về PCCC.
Trả lờiXóaCùng với đó, công an tăng cường công tác tuyên truyền trong đợt tổng rà soát, kiểm tra để tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, các đơn vị thuộc Công an TP Hà Nội chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công an Hà Nội về tiến độ, tính chính xác của các số liệu cung cấp.
Trả lờiXóaNội dung kiểm tra tập trung vào trách nhiệm về PCCC&CNCH của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; điều kiện an toàn PCCC&CNCH đối với cơ sở (hồ sơ theo dõi, quản lý về PCCC&CNCH). Kiểm tra việc duy trì các yêu cầu về đường giao thông dành cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC và nguồn nước chữa cháy.
Trả lờiXóaThông qua đợt tổng kiểm tra, rà soát nhằm đánh giá đúng thực trạng PCCC và CNCH đối với các cơ sở theo địa bàn, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này; ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan dẫn đến cháy, nổ.
Trả lờiXóaphòng cháy chữa cháy là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với hầu hết các cơ sở từ làm việc hay giải trí trên địa bàn cảu thành phố nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt là nhứn cơ sở kinh doanh karaoke, họ luôn cảm thấy tiếc khi phải chi trả cho vấn đề phòng cháy chữa cháy cho cơ sở kinh doanh của mình
Trả lờiXóa