Chia sẻ

Tre Làng

CAY ĐẮNG !

Có một người phải chết - Vì làm nghề cô giáo

Nghề giáo mang bài học đạo đức đi dạy trẻ con làm gì, trong khi sự ứng xử đơn giản và tính người nhất là biết lắng nghe và vị tha, họ cũng không chịu dành chút nào cho cô Tuyền, để cô không còn cách gì khác hơn là phải chết.

Nghề giáo nào có phải là một chiến trường, để người ta mang nhau ra đấu tố, đuổi khỏi ngành, khai trừ, dứt bỏ? - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đã hai tháng trôi qua rồi, kể từ ngày cô giáo mầm non Phạm Thị Mộng Tuyền ở Trà Vinh uống hết chai thuốc trừ sâu, chọn được chết, để xin minh oan cho một điều nhỏ nhặt đáng giá bằng cả sinh mạng cô.

Cái chết của cô Tuyền bắt đầu bằng một câu chuyện thật là nghề nghiệp: Cô làm gì đó mà tay bé Nguyễn Trọng Đức (5 tuổi) bị phỏng. Theo cô nói là cô thấy tay bé có mụn nước nên gỡ mụn ra, rồi quấn giấy để tay bé không dính vào nhau. Cha mẹ của bé lại cho rằng con mình không có mụn, và vết phỏng là do cô đốt lửa phỏng tay bé.

Cha mẹ của bé phẫn nộ, nhà trường, hiệu trưởng, phòng giáo dục và cả chủ tịch công đoàn ngành giáo dục cũng xúm vào phẫn nộ. “Riêng chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục chỉ cho một ý kiến duy nhất - đưa cô Tuyền ra khỏi ngành giáo dục”, theo báo Vietnamnet.

Trong lá thư tuyệt mệnh cô Tuyền viết, cô khẩn khoản xin lỗi chồng vì không đi tiếp đường hạnh phúc bên anh, xin lỗi cha mẹ, cô nói rõ mình còn cầm của trường bao nhiêu tiền và muốn chồng trả đầy đủ lại cho trường. Cô khẩn khoản viết trong thư tuyệt mệnh rằng: "Em đã bị mời xuống và bị chửi rất nhiều nên em cảm thấy rất là chán nản chỉ muốn chết cho xong, nhưng em biết là khi em chết đi anh rất là đau khổ nhưng phải chịu thôi". Cô viết vậy rồi vào nhà vệ sinh ở trường, uống chai thuốc trừ sâu tự tử.

Cái chết của cô Tuyền khiến người ta phải giật mình tự hỏi, vì sao một người đang có một gia đình trẻ hạnh phúc, có một người chồng để yêu và nói lời âu yếm, thậm chí được các phụ huynh nói là yêu học trò đến mức học trò mất dép cũng đi mua lại cho, phải chọn cho mình định mệnh nghiệt ngã như vậy.

Và cái ngành giáo dục, phòng giáo dục, chủ tịch công đoàn giáo dục ấy liệu còn tư cách để bước lên bục giảng mỗi ngày, nói với học sinh của mình về đạo đức, nhân văn, lòng tốt, khi họ đã làm mọi thứ để tống cổ một đồng nghiệp khỏi ngành, khỏi dây dưa với tội lỗi của cô không?

Nếu ngày phát hiện tay con mình bị bỏng, phụ huynh bình tĩnh hơn (mà đó là điều quá khó khăn khi cha mẹ nào cũng đau nếu con mình bị tổn thương) để trò chuyện, đối chất, điều tra hay đơn giản nhất là tìm ra cách nào đó để cả hai có thể hiểu về mâu thuẫn trong câu chuyện khác biệt của nhau. Nhưng người cha ấy (vì quá yêu con) đã không làm vậy. Ông phẫn nộ đến mức đã đến lớp ép những đứa trẻ khác làm chứng thừa nhận là chính cô đốt bỏng tay đứa trẻ con mình. Ông làm lớn chuyện lên để cho cái kẻ ấy phải “biết tay” vì đã làm đau con trai của ông.

Từ một hành vi đúng - sai vẫn còn chưa rõ (mãi đến cả khi công an vào cuộc 1 tháng sau, họ vẫn chưa tìm ra đáp án), với một giả thiết về tội lỗi của cô, câu chuyện được thổi lên bằng những cuộc họp đồng nghiệp, hiệu trưởng, cán bộ ngành, phòng chức năng, chủ tịch công đoàn. Một cô giáo mầm non phải đứng giữa biết bao người để chịu chất vấn về chuyện “làm bỏng tay học trò” - một chuyện mà cô vẫn một mực nói rằng mình không làm và tất cả những bằng chứng người ta tìm thấy là từ những đứa bé mầm non - bạn học - được người cha phẫn nộ kia phỏng vấn.

Thay vì có một quy trình rõ rệt, nhân văn và thẳng thắn để cô giáo có quyền phân bua, cơ quan điều ra có quyền làm việc tìm chứng cứ, phụ huynh có quyền trình bày, và đứa trẻ có quyền được bảo vệ, các lãnh đạo lại biến những cuộc họp thành một thứ gì đó khiến cô giáo phải viết trong thư tuyệt mệnh rằng “bị chửi rất nhiều”. Một cách bản năng thôi, người ta phải bị chửi đến mức nào mới chọn cái chết uất ức nhường ấy để minh oan cho chính mình?

Ngay cả khi cả cơ quan điều ra - một tháng sau đó - còn chưa thực sự chắn chắn rằng cô có đốt tay đứa trẻ không (dù cô đã chết) thì chủ tịch công đoàn ngành đã đưa ra một ý kiến duy nhất, đưa cô ra khỏi ngành giáo dục, chỉ trong một cuộc họp cách vụ việc ấy vài ngày. Tại sao công đoàn - vốn sinh ra để bảo vệ người lao động - lại có quyền tuyên bố “xử” một đồng nghiệp như vậy?

Khi nhìn tấm ảnh người chồng cô Tuyền đứng nhìn vợ mình lịm dần đi với chất độc cô đã uống để quyên sinh, rất nhiều người hẳn đã nghĩ rằng mọi chuyện có thể và không nên tệ đến mức như thế. Đó chỉ là một sai phạm nhỏ, bất kỳ thầy giáo nào trong cả một đời nghề nghiệp của mình cũngcó thể mắc phải. Nhưng nếu nhìn suốt cả quá trình từ đầu vụ việc, người ta hiểu, cô Tuyền sẽ không bao giờ có cách nào khác để kêu oan cho chính mình, giữ lại nghề nghiệp mình yêu, nếu không tìm cách chứng minh bằng sinh mạng – thứ của cải đắt giá nhất mà cô có được.

Rồi sau khi cô mất đi, đứa trẻ bị bỏng kia liệu có hạnh phúc không, khi mỗi ngày lớn lên nó lại hiểu thêm rằng chính nó - một cách gián tiếp - đã khiến cô giáo mình phải chết? Và những đứa trẻ khác từng được hỏi có thấy cô giáo đốt tay bạn không, sẽ phải dằn vặt suốt nhiều năm, phân vân vì chính câu trả lời của mình, đã biến thành một lưỡi dao làm cô chọn cái chết.

Người cha phụ huynh kia, có ngủ yên được không, khi ôm con mình trong tay và biết có một người chồng khác đã phải ngồi bên giường bệnh nhìn vợ mình chết trong đau đớn vì một chai thuốc trừ sâu?

Và cái ngành giáo dục, phòng giáo dục, chủ tịch công đoàn giáo dục ấy liệu còn tư cách để bước lên bục giảng mỗi ngày, nói với học sinh của mình về đạo đức, nhân văn, lòng tốt, khi họ đã làm mọi thứ để tống cổ một đồng nghiệp khỏi ngành, khỏi dây dưa với tội lỗi của cô không?

Nghề giáo mang bài học đạo đức đi dạy trẻ con làm gì, trong khi sự ứng xử đơn giản và tính người nhất là biết lắng nghe và vị tha, họ cũng không chịu dành chút nào cho cô Tuyền, để cô không còn cách gì khác hơn là phải chết.

Nghề giáo nào có phải là một chiến trường, để người ta mang nhau ra đấu tố, đuổi khỏi ngành, khai trừ, dứt bỏ?

Khi nghĩ đến cô giáo Tuyền và chai thuốc trừ sâu cô uống, tôi đã nghĩ đến một bài học cực kỳ xưa cũ trong quyển “Quốc văn giáo khoa thư” viết tận đầu thế kỷ 20:

“Người mà không công bình, chẳng những có tội với lương tâm, mà luật pháp lại còn trừng trị nữa. Giết người thường phải thế mạng; trộm cắp thì phải ngồi tù, xưa nay ở đâu cũng vậy.

Còn người mà không có lòng nhân ấy thì tuy đối với luật pháp không có tội lỗi gì, nhưng đối với lương tâm thì là không phải.”

Thuở xưa ấy, người ta dạy bài học này cho con nít đồng ấu, mà ngày nay, sao người lớn làm cha làm mẹ, làm thầy, làm lãnh đạo quên mất tiêu?

Và rồi người ta cũng sẽ quên mất - có một người phải chết vì làm nghề giáo... chắc là nhanh thôi...

Khải Đơn
------------
Tên bài do Tre Làng tự đặt. Thành thật xin lỗi tác giả Khải Đơn!

12 nhận xét:

  1. Nặc danh18:49 5/12/13

    Đây là một số còm trên Thanh Niên Online:
    BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (16) Xếp theo số người thích
    nguyễn nga (Chúc sơn - Chương mỹ- Hà nội) - 2 giờ trước
    Toàn những người sống không biết nghĩ trước sau. Chỉ nhìn phiếm diện mà không công nhận những thứ người ta đã làm, đây là cái nhìn của xã hội hiện tại về một con người? Nhưng cơ quan điều tra đâu? vết bỏng và vết mụn chỉ cần khám và thử nghiệm là biết mà. ĐÂu phải lôi nhiều người vào cuộc mà vẫn không... +
    Trả lờiThích1
    Không thích0
    Nói thật! (Quảng Ninh) - 2 giờ trước
    Vì thành tích và chiếc ghế của mình người ta sẵn sàng đem nhau ra đấu tố, hạ nhục, thí tốt... để bảo vệ mình. Những ông bố bà mẹ lúc nào cũng coi con mình là nhất, là vua con nên mới sảy ra cơ sự này. Thói ích kỷ, cá nhân, vô cảm đã giết chết cô giáo này>
    Trả lờiThích1
    Không thích0
    chungtrannguyen (Duy Xuyên, Quảng Nam) - 2 giờ trước
    Bài báo quá hay. Ngành giáo dục sinh ra để giáo dục con người ngoài tài còn phải giáo dục đạo đức. Ông chủ tịch công đoàn ấy là gì mà đòi đưa ra khỏi ngành khi chưa biết đúng sai, hay là bợ đỡ cấp trên. Theo tôi biết thì công đoàn cũng chịu sự quản lý của Hiệu trưởng mà thôi.
    Trả lờiThích2
    Không thích0
    Nguyễn Thuật (Quảng Ngãi) - 3 giờ trước
    Cô giáo Tuyền chọn cái chết để minh oan cho mình. Đây là phương án duy nhất khi cô giáo bị Phòng giáo dục - Công đoàn cho nghĩ việc. Vậy chúng ta suy nghĩ đơn giản nếu như cô không bị oan, liệu cô có dám đổi mạng sống để chứng minh không? Sau cái chết của cô, ít nhiều gì cũng đưa ra một bài học kinh... +
    Trả lờiThích1
    Không thích0
    PT (CT) - 3 giờ trước
    Xin chia buồn cùng gia đình cô giáo, mong rằng mỗi vị lãnh đạo cần phải cân nhắc trước khi quyết định và sẽ không còn những phụ huynh hồ đồ, ỷ quyền thế như thế kia.

    Trả lờiXóa
  2. công đoàn19:50 5/12/13

    Công đoàn giờ đây có chỉ để bảo vệ cho cái tổ chức của mình thôi, không có nhiều ý nghĩa với người lao động

    Trả lờiXóa
  3. an cả tat20:29 5/12/13

    cay đắng quá,xót xa quá người chết thì thiệt thòi,gia đình thân quyến thì khổ đau.cầu mong cho Linh Hồn Giáo Tuyền được siêu thoát.
    công đoàn ư xin nói thẳng rằng mặc dù được mọi người bầu công khai đấy và bầu ra để "bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động" đấy.nhưng lương mà công đoàn hưởng là là chính quyền chi trả,vị trí công việc và các quyền lợi khác đều do cấp trên quản lý trực tiếp quyết định(trong trường hợp này là do ông hiệu trưởng và sở giáo dục đào tạo)quyết định chứ không phải do nững người đẫ bầu lên ông chủ tịch công đoàn hay liên đoàn lao động hay chủ tịch công đoàn cấp trên quyết định.vì vậy ông ta phải đón ý của người cho ông ta miếng cơm manh áo chứ đời nào ông ta dám đứng ra bảo vệ người đã bỏ phiếu cho ông ta đâu.cho nên công đoàn sinh ra chỉ để thăm hỏi người ốm đau và thay mặt lãnh đạo đọc điếu văn cho đám hiếu,đọc chúc mừng cho đám hỷ thôi.
    nếu ai có lương tâm thì họ sẽ không nhận chức công đoàn.còn nếu đã nhận thì ngoài lương tâm còn phải có cái tầm và bản lĩnh nữa.nếu không thì cũng laị như ông chủ tịch công đoàn ở cái trường này thôi.

    Trả lờiXóa
  4. nghề giáo là một trong nhuwgnx nghề cao quý của xã hội, và tư cách để làm một giáo viên là cả một sự cố gang của những người thầy, người csoo. thầy giáo cô giáo có tư cách tốt sẽ tạo ddieeif kiện cho các em học trò của mình có thể hoàn thiện bản than mình một cách đúng quy luật và đều đặn

    Trả lờiXóa
  5. nghề giáo là một nghế cao quý nhưng không phải tất cả các nhà giáo đều như nhau đâu. gần đây có một số người làm mất hình ảnh về ngành giáo dục trong việc chăm sóc các cháu nhỏ mần non gây ra sự lo lắng cho bố mẹ những cay đắng thay cho những người khong phải như thế lại bị coi như thế và rồi họ phải d=gánh chịu những hậu quả lớn, các bạn , những người có trách nhiệm phải nhìn nhận một vần đề gì đó that chuẩn không nên cứ phiến diện mà mất di hi vọng của người khác

    Trả lờiXóa
  6. that là cay đăng cho một giáo viên có tâm huyết nhưng lại có những suy nghĩ nông cạn mà khiến cho hành động không chin chắn dẫn đến hậu quả lwosn đến như thế. ngành nhà giáo, những người giáo viến là người có những tư duy tròng người, đáng lẽ ra không nên có những hành động nhwu thế, nó có ảnh hưởng rất lớn cho dư luận và những người làm nghề giáo nói riêng

    Trả lờiXóa
  7. việc làm của một số nhà giáo là rất nguy hiểm, đăc biệt là những người quản lí các cháu nhỏ, cái đó rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới các cháu. cho nên việc công đoàn có những xử lí nghiêm khắc là cũng đúng, tuy nhiên trước khi làm cái gì thì cũng cần có những sự suy nghĩ cân than và có bawngfchuwngxs rõ rang, không được qua loa xong chuyện và đặc biệt là quan lieu, xa rời nhân dân, với nhwungx nhà giào thì đây là một bài học cho họ, không phải những đứa trẻ mới lớn mà có những việc làm như tự sát vậy, phải thể hiện mình là con người có học thức và đủ bản lĩnh chứ

    Trả lờiXóa
  8. sự việc thực sự đã để lại rất nhiều suy nghĩ không chỉ cho người đọc mà có lẽ còn thức tỉnh được một số cơ quan chức năng nữa! phải chăng đây là sự yếu kém của một bộ phận cán bộ quản lí của ngành giáo dục, hay là sự thiếu bình tĩnh, không soi sét kĩ mọi việc của phụ huynh?nếu nói ra lí do thì hẳn sẽ có nhiều lắm! mong rằng nước ta sớm hoàn thiện được hệ thống giáo dục cũng như cán bộ quản lí để không còn những chuyện đáng buồn như thế xảy ra nữa!

    Trả lờiXóa
  9. Lâu nay giao dục cũng có nhiều chuyện đặc biệt là nhà trẻ và trường mầm non. Phòng giáo dục và cán bọ trường này muốn tẩy chay cô để bảo rằng mình rất công bằng và có cách nhiệm cải thiện giáo dục mà quên mất quyền ép buộc đối với con người. Còn cô giáo Tuyền do tâm lý còn non nớt nên chọn con đường quá đớn đau, để lại chồng con bơ vơ, giờ đây ai sẽ chịu trách nhiệm về cái chết này.

    Trả lờiXóa
  10. nghề nhà giáo là một nghề cao quý nhất trong số những nghề cao quý và tư cách, phẩm chất, danh dự của một người nhà giáo cũng được đánh giá rất cao! vậy thì làm sao mà một người nhà giáo có thể chịu được sự oan khuất, sự hiểu lầm từ tất cả mọi người được! có thể cô giáo trẻ ấy tự tử là một hành động dại dột, nhưng chúng ta cũng phải biết lí do là do đâu, phải chăng là có quá nhiều người thiếu trách nhiệm đang làm quản lí!

    Trả lờiXóa
  11. Nghề giáo - nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý trong xã hội từ xưa tới nay, những nhà giáo hằng ngày đứng trên bục giảng với tâm sức mình để đào tạo nên các thế hệ tương lai của đất nước. Thật đau lòng khi có trường hợp một cô giáo tràn đầy nhiệt huyết với yêu nghề làm dâu trăm họ lại có cái chết tức tưởi thế này. Cô được cả xã hội tiếc thương, phải có hành động điều tra nguyên nhân gây tới cái chết của cô, không thể để chuyện này thành tiền lệ phụ huynh có quyền, có tiền ức ép giáo viên. Nghề giáo là nghề dạy người, nên không thể nó dính lứu tới những thứ dơ bẩn của mặt tối xã hội được.

    Trả lờiXóa
  12. Xã hội phát triển, các giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc dần dần bị mai một, nhất là ở thế hệ trẻ ngày nay, họ thường có tâm lí quan trọng vấn đề tiền bạc, thời đại hơn, theo mốt hơn, thế nên có nhiều giá trị trở nên mai một đi rất nhiều. Nghề giáo cũng dần theo thời đại này, giá trị đích thực của công việc trồng người không còn được như xưa, nó dần gắn bó với đồng tiền hơn. Phụ huynh học sinh vì tiền mà có thể ép bức quá đáng một giáo viên theo kiểu tôi có tiền, tôi có quyền. Thật đau lòng thay, nuôi dưỡng tài năng của một đứa trẻ lại được đo đếm bằng tiền, và đau lòng hơn là lại có cô giáo trẻ nhiệt huyết chọn cái chết để đánh đổi lấy cái trong sạch của một giáo viên. Thật đáng suy ngẫm thay.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog