Chia sẻ

Tre Làng

YÊN BÁI THÔNG TIN VỤ BẮT PHÓNG VIÊN BÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM TỐNG TIỀN DOANH NGHIỆP

Yên Bái thông tin vụ bắt phóng viên báo Giáo Dục VN

Tuyến Phan

(PLO)- Theo Công an tỉnh Yên Bái, ngoài vụ lấy 50 triệu đồng của một doanh nghiệp, bị can Lê Duy Phong, trưởng Ban Bạn đọc báo Giáo Dục Việt Nam, còn lấy tiền của nhiều cá nhân khác.

Ngày 26-6, Công an tỉnh Yên Bái đã thông tin chính thức vụ việc nhà báo Lê Duy Phong (32 tuổi, trú Hoàng Mai, Hà Nội), công tác tại báo Giáo Dục Việt Nam, bị bắt về hành vi nhận tiền của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này.

Công an tỉnh Yên Bái thông tin về vụ việc. Ảnh: TUYẾN PHAN

Thượng tá Chu Văn Hải, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Yên Bái, cho hay vào lúc 12 giờ 45 ngày 22-6, Công an TP Yên Bái đã bắt quả tang Lê Duy Phong, trưởng Ban Bạn đọc báo Giáo Dục Việt Nam, vì có hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để nhận tiền của doanh nghiệp.

Ngày 23-6, Công an TP Yên Bái ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Lê Duy Phong để điều tra về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 280 BLHS. Các quyết định này được VKSND cùng cấp phê chuẩn vào ngày 25-6.

Theo Thượng tá Hải, tại thời điểm bắt quả tang, công an xác định Lê Duy Phong nhận 50 triệu đồng của phía doanh nghiệp, tuy nhiên, vị này từ chối tiết lộ thông tin của doanh nghiệp này vì cho rằng cần phải bảo vệ thông tin của bị hại.


Ngoài ra, theo lời khai ban đầu, Phong cũng nhận hàng trăm triệu đồng của một số cá nhân, doanh nghiệp khác trên địa bàn.

Ô tô của Lê Duy Phong (giữa) hiện đang bị tạm giữ tại Công an TP Yên Bái. Ảnh: TUYẾN PHAN

Trước đó trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Tiến Bình, Tổng Biên tập báo Giáo Dục Việt Nam, cho biết Lê Duy Phong đang phụ trách tuyến bài điều tra liên quan đến biệt phủ của lãnh đạo tỉnh Yên Bái, do đó đề nghị chuyển vụ án lên Bộ Công an nhằm đảm bảo tính khách quan.

Về vấn đề này, Thượng tá Hải cho hay thẩm quyền điều tra một vụ án phải theo quy định pháp luật, vụ việc này thuộc thẩm quyền của Công an TP Yên Bái. Việc chuyển hồ sơ hay không Công an tỉnh Yên Bái không thể làm mà thuộc thẩm quyền của cấp trên. Tuy nhiên, trách nhiệm của CQĐT là làm việc khách quan.

Về một số thông tin cho rằng Công an TP Yên Bái đã “gài bẫy” để bắt Lê Duy Phong, đại diện Công an tỉnh Yên Bái cho hay việc bắt quả tang là có cơ sở, CQĐT làm việc theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Những thông tin trên mạng đều chưa có sự kiểm chứng.

PV tiếp tục đặt hàng loạt câu hỏi khác như mối quan hệ giữa Lê Duy Phong và doanh nghiệp đưa tiền là như thế nào; Lê Duy Phong có dọa dẫm hoặc gợi ý để doanh nghiệp đưa tiền hay không; khi bắt quả tang thì số tiền 50 triệu đồng đang để trên bàn hay đã cất vào túi của Lê Duy Phong; mục đích doanh nghiệp đưa tiền là gì; các dấu hiệu và căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can là gì; có thông tin cho rằng khi bị bắt, doanh nghiệp cung cấp số sêri tiền cho công an, khi kiểm tra thì đúng hoàn toàn, phải chăng có sự sắp đặt từ trước... Tuy nhiên, Thượng tá Hải cho hay vụ án đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin.

“Khi xác định rõ về mục đích nhận tiền, công an sẽ quyết định đề nghị truy tố về tội gì. Hiện tại thì đã khởi tố bị can về tội danh như đã nêu” - phó trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Yên Bái cho hay.

7 nhận xét:

  1. Nặc danh16:34 26/6/17

    Đây là anh NGuyễn Sỹ Dũng:
    Nguyễn Sĩ Dũng
    Hôm qua lúc 14:37 ·
    BỘ CÔNG AN ĐIỀU TRA SẼ KHÁCH QUAN HƠN

    Một phóng viên đang điều tra và viết bài về những vụ việc “nóng” liên quan đến các quan chức cao cấp của tỉnh Yên Bái, thì có đủ ngây thơ để tống tiền và nhận tiền của một doanh nghiệp ở Yên Bái hay không? Câu trả lời, tất nhiên, là không! Mọi lô gíc đều dẫn chúng ta đến câu trả lời là không, trừ trường hợp thần kinh của phóng viên đó có vấn đề. Tuy nhiên, nếu phóng viên đó có đủ ngây thơ để tự tra tay vào còng như vậy, thì sợ rằng công chúng vẫn sẽ không bao giờ có đủ ngây thơ để tin rằng đó là sự thật.

    Chính vì vậy, việc rút hồ sơ vụ án phóng viên Lê Duy Phong tống tiền doanh nghiệp ở Yên Bái về Bộ Công an để tiếp tục điều tra (theo như đề nghị của Tổng biên tập của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam) là rất quan trọng.

    Trước hết, điều này sẽ tránh cho lãnh đạo tỉnh Yên Bái sự dị nghị của công chúng. Dù sao thì các bài viết của phóng viên này đang phản ánh những vấn đề liên quan trực tiếp đến lãnh đạo của tỉnh Yên Bái. Mà như vậy thì để công an tỉnh Yên Bái điều tra chắc chắn sẽ bị công chúng cho là không khách quan. Đó là chưa nói tới việc làm như vậy là để xảy ra xung đột lợi ích. Điều này vi phạm những chuẩn mực tối thiểu của việc thực thi công vụ.

    Hai là, việc điều tra của Bộ Công an chắc chắn sẽ khách quan và công tâm hơn. Rõ ràng lãnh đạo Bộ Công an và các điều tra viên của Bộ Công an chẳng hề có tư thù hoặc khúc mắc gì với phóng viên Duy Phong cả. Mà như vậy, thì kết quả điều tra dù có thế nào vẫn dễ được công chúng chấp nhận hơn.

    Ba là, rút hồ sơ về Bộ Công an điều tra sẽ gửi đi một thông điệp hết sức có ý nghĩa cho các nhà báo đang tích cực đấu tranh chống tham nhũng. Thông điệp đó là: Đảng và Nhà nước không chỉ kêu gọi các nhà báo tích cực đấu tranh chống tham nhũng, mà còn thật sự bảo vệ họ. Nếu họ không phạm tội, họ sẽ không thể bị trừng phạt!

    Trả lờiXóa
  2. nguyễn sĩ dũng về đuổi gà cho vợ ngay không lê la đầu đường xó chợ hót vặt nữa nhanh.

    Trả lờiXóa
  3. Có nhưngx thứ đã mất rất khó lấy lại được hình ảnh của báo chí đã bị xấu đi rất nhiều. Lại thêm tên phóng viên này. ông này cũng hám tiền đòi tống tiền thì chả mắc mưu,nếu như a là một nhà báo công tâm không màng tiền bạc,danh lợi quyết phanh phui cho bằng được quan tham thì anh đã không mắc phải vòng lao lý như bây giờ rồi

    Trả lờiXóa
  4. Nếu công tâm chống tham nhũng ai mà gài được , nhà báo chân chính nào chuyên viết bài chống tham nhũng lại tiếp doanh nghiệp ở quán nhậu , nhưng hãy chờ kết quả điều tra chứ đừng giãy nảy kiểu anh tbt Bình gì đó.

    Trả lờiXóa
  5. Các bố cứ tưởng muốn bắt tội phạm là cứ ngồi đấy rồi đợi chúng nó thực hiện hành vi phạm tội ngay trước mặt rồi mới bắt được bắt phỏng. Có mồi thì mới dụ rắn ra khỏi hang được. Nếu cái anh nhà báo Lê Duy Phong mà tử tế thì có ai "dụ " được anh ta nào. Cứ nóng mặt kêu rống lên, làm người ta nghĩ rằng các bố đang có tật giật mình ấy

    Trả lờiXóa
  6. PV tiếp tục đặt hàng loạt câu hỏi khác như mối quan hệ giữa Lê Duy Phong và doanh nghiệp đưa tiền là như thế nào; Lê Duy Phong có dọa dẫm hoặc gợi ý để doanh nghiệp đưa tiền hay không; khi bắt quả tang thì số tiền 50 triệu đồng đang để trên bàn hay đã cất vào túi của Lê Duy Phong; mục đích doanh nghiệp đưa tiền là gì; các dấu hiệu và căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can là gì; có thông tin cho rằng khi bị bắt, doanh nghiệp cung cấp số sêri tiền cho công an, khi kiểm tra thì đúng hoàn toàn, phải chăng có sự sắp đặt từ trước... Tuy nhiên, Thượng tá Hải cho hay vụ án đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin.

    Trả lờiXóa
  7. “Khi xác định rõ về mục đích nhận tiền, công an sẽ quyết định đề nghị truy tố về tội gì. Hiện tại thì đã khởi tố bị can về tội danh như đã nêu” - phó trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Yên Bái cho hay.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog