Chia sẻ

Tre Làng

RSF lại xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam

Ngày 03/5, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) lại giở trò hề xếp hạng tự do báo chí. Theo đó, tổ chức này công bố bảng xếp hạng tự do báo chí 2022 với vị trí số 174/180 dành cho Việt Nam. Đây là một sự xuyên tạc trắng trợn tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.

RSF cho rằng: “Giới phóng viên và các bloggers độc lập thường bị bỏ tù khiến Việt Nam thuộc nhóm bỏ tù nhà báo nhiều nhất đứng hàng thứ ba thế giới” và Việt Nam đang “có chừng 40 nhà báo đang bị giam cầm”. Thật nực cười khi những cái tên được RSF dẫn chứng là những đối tượng thuộc Hội Nhà báo Độc lập, nhóm Báo Sạch hay Phạm Đoan Trang – Những đối tượng vi phạm pháp luật đã bị đã xử lý thời gian qua.

Lần nào cũng vậy, khi RSF công bố chỉ số trên, các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị và những người có cái nhìn không thiện cảm với Việt Nam đã nhanh chóng rêu rao, lan truyền bảng xếp hạng và tiếp tục công kích, phê phán.

RSF lại giở trò hề xếp hạng tự do báo chí

Trên thực tế, RSF thường xuyên có đánh giá thiếu khách quan, không trung thực và không thể hiện được bản chất vấn đề. Cách họ đánh giá tự do báo chí của một quốc gia chỉ là thông qua số đối tượng chống đối Nhà nước, bất mãn, chứ không hề có bất kỳ cuộc khảo sát nào. Vậy là đủ hiểu chỉ số được RSF đưa ra có độ tin cậy ra sao rồi?

RSF là như vậy, luôn bộc lộ bản chất thù hằn, thiếu thiện chí với Việt Nam, dù tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức này là tốt đẹp, chính đáng nhưng khi hoạt động lại có rất nhiều lệch lạc. Các nhà phân tích chính trị cho rằng, RSF đang hướng đến câu móc, tập hợp, nuôi dưỡng, huấn luyện các đối tượng chống đối, đào tạo thành những “nhà báo tự do” để tuyên truyền tư tưởng tự do tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam, chống phá hệ tư tưởng cộng sản. Mặt khác, RSF cố tình tìm cách gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Việt Nam đã có cơ sở pháp lý rõ ràng cho vấn đề tự do báo chí, và thực tế nền báo chí Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, mạng Internet ngày càng được quan tâm phát triển, phổ cập; người dân có thể tự do lựa chọn sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.

Tuy nhiên, tự do báo chí tất nhiên phải trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước Việt Nam cũng kiên quyết trừng trị những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để có những hành vi tung tin xấu độc, xuyên tạc, bôi nhọ, kéo bè, lập phái chống đối chính quyền nhân dân. Cơ quan chức năng đã xử lý một số đối tượng vi phạm pháp luật, lợi dụng tự do báo chí để viết bài, làm video… với nội dung xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chống chính quyền nhân dân, xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Việc xử lý những đối tượng như trên là việc làm tất yếu, vừa đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, vừa nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mọi tổ chức và cá nhân. Việc RSF cho rằng bắt giữ các đối tượng trên là vi phạm tự do báo chí là vô lý, xuyên tạc trắng trợn tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.

Nguồn: Thời Phong/Việt Nam Mới

1 nhận xét:

  1. RSF cho rằng: “Giới phóng viên và các bloggers độc lập thường bị bỏ tù khiến Việt Nam thuộc nhóm bỏ tù nhà báo nhiều nhất đứng hàng thứ ba thế giới”. Đúng, vì báo bẩn báo ngu Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ mà? Lấy cái tên là phóng viên không biên giới là mặc nhiên được phép nói nhăng nói cuội về tự do báo chí của quốc gia ah? nhóm này không phải là nhóm chính quy được thừa nhận nên không có quyền bàn về tình hình ở Việt Nam

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog